gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn than-tam-thu-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn than-tam-thu-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

"QUÂN TỬ KẾT GIAO NHẠT NHƯ NƯỚC"

 "QUÂN TỬ KẾT GIAO NHẠT NHƯ NƯỚC" NGHĨA LÀ SAO?

Người xưa có câu: "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" - dịch nghĩa tạm là "Quân tử kết giao nhạt như nước". Vậy câu nói của người xưa về cách sống và kết giao của người quân tử nghĩa là gì?



Thoạt nghe, đa phần người ta nghĩ chữ NHẠT theo nghĩa nhạt nhẽo, vô vị rồi giật mình: "Quái? Tình cảm con người quân tử gì mà lạt phèo, chán thế?" họ liên tưởng ngay tới kiểu như thờ ơ, bàng quan, vô cảm, vô tình, vô tâm, chả coi ai ra gì rồi nghĩ: "Quân tử gì mà chơi kì cục vậy trời?"
Thật ra NHẠT của người quân tử ở đây là cái nhạt nhìn ở hình thức giao tiếp bề ngoài. Nếu nhìn vào biểu hiện bên ngoài cho rằng đó đã là bản chất, đôi khi sẽ nhầm lẫn nghiêm trọng.

Người quân tử lấy chữ Lễ để đối đãi giao tiếp nhau

Trên kính dưới nhường, với bằng hữu thì tôn trọng nhau. Để luôn giữ được chữ Lễ và tôn trọng nhau thì nên giữ khoảng cách, không nên thân thiết nhau quá. Vì quá thân thiết thì nhờn mặt nhau, ít để ý coi trọng thái độ nhau, Lễ sẽ dần mất đi (thân thiết càng nhiều, Lễ nghi càng ít)
Dù trong lòng luôn có đối phương nhưng khi gặp nhau, người quân tử không vồn vã săn đón, tay bắt mặt mừng, ra vẻ hoan hỉ mặt vui phơi phới, xun xoe bợ đỡ tâng bốc... Họ luôn giữ 1 khoảng cách từ xa, trong lòng luôn cung kính.
Chính vì lẽ này, người quân tử đối đãi nhau luôn nhàn nhạt như nước ở vẻ ngoài vì muốn lưu giữ giao tình, muốn cái tình cảm của mình và đối phương luôn giữ nguyên trước sau như một.
Mặt khác, bản chất của nước (nếu là nước) không bao giờ thay đổi, trước sau như một. Chén nước tuy nhạt nhưng giải được cơn khát bao ngày. Vì quá nhẹ nhàng bình dị không cố gắng tỏa mùi khoe vị như rượu, nên nước thường bị xem là qúa đỗi tầm thường-cho đến khi người ta trong khát mới chợt nhận ra giá trị của nước.

QUÂN TỬ CHI GIAO ĐẠM NHƯỢC THỦY 

Cổ nhân giảng: "Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ; quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt.”

Ý nói rằng: tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt nhẽo như nước lã, tình cảm giao hảo của kẻ tiểu nhân lại ngọt ngào như rượu ngọt. Tình cảm của người quân tử tuy nhạt nhưng lâu dài thân thiết, tình cảm của kẻ tiểu nhân tuy ngọt ngào vồ vập nhưng lại dễ dàng dẫn đến tuyệt giao.
Từ xưa đến nay, người đến với người vì lợi ích thì khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ dễ dàng bỏ nhau, thậm chí vì chút lợi nhỏ cũng sẽ làm hại nhau. Nhưng vì thiên tính, vì chân thành mà kết giao thì đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ giúp nhau, thậm chí quên mình vì nhau.

"Quân tử kết giao đạm bạc như nước”, mối quan hệ kết giao giữa những người quân tử là sự kết giao giữa tâm và tâm, là nên dựa theo Đạo. Tình bạn ấy phải giống sự thuần khiết, cao thượng của nước, như Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy” (Thiện cao nhất là như nước). Nó không bị trộn lẫn với những tạp niệm về lợi ích vật chất ở nơi thế tục và tình cảm riêng tư. Mối quan hệ giữa bạn bè nếu được thuần khiết, không vụ lợi như vậy thì mới có thể gắn bó lâu dài, thậm chí là bất tận, mãi trường tồn.

Tình bạn chân chính giữa những người quân tử luôn luôn bình lặng và nhàn nhạt như nước vậy, không quá mặn mà nhưng không thể thiếu trong đời. Kết giao giữa những người bạn thực thụ không phải là chuyện hưởng lạc, mà để kiếm tìm sự đồng cảm về tinh thần. Giao tiếp qua lại giữa những kẻ tiểu nhân lại thường kèm theo rượu chè phè phỡn để vụ lợi cầu danh, làm con người suy đồi, mất đi sự thanh tỉnh.
Người ta thiếu rượu ngon thì chỉ khó chịu một vài ngày nhưng thiếu nước thì không thể sống nổi quá một hôm.

Ý nghĩa chính là như vậy, tri âm đích thực quý nhau như khách, lễ độ, khiêm cung, giao hảo với nhau như nước, dịu dàng, thanh đạm mà bền sâu và lắng đọng

Kết luận: 

Người xưa đã đưa khái niệm ấy, hậu thế coi là báu vật. Ai thấm nhuần, họ sẽ tự điều tiết bản thân và hướng tới tinh thần mà Khổng Tử đã vạch lối.
Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Mối quan hệ giao tiếp của người quân tử ví như dòng nước trong. Không vì sang mà đến, không vì lợi mà gần “tương kính như tân” thì mới có thế giữ được tính vô tư trong sáng của tình bạn. Nghĩ cho cùng, cái vẻ phù phiếm bên ngoài rồi cũng phôi phai. Sự đồng điệu để đưa đến tình thân không phải tuỳ thuộc vào triết lý, vào quan điểm sống, vào nhãn quan con người mà chính vào sự trải nghiệm khi khốn khó, lúc buồn vui giữa hai người quen biết. Thời gian là thước đo duy nhất của tình bạn.

Và hãy đặt niềm tin vào con người lên cây cột mốc thời gian ấy. Cho dù rất mong manh…


Nguồn: tamlinh.org

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

KIỂU NGƯỜI SUY NGHĨ NHIỀU THÌ NHƯ THẾ NÀO?

 KIỂU NGƯỜI SUY NGHĨ NHIỀU THÌ NHƯ THẾ NÀO?

1. Trong buồn rầu ngoài vẫn vui vẻ.
2. Luôn bận tâm vì người khác.
3. Luôn cho rằng bản thân mình có lỗi.
4. Tự giận xong tự nguôi giận.
5. Ngoài mặt bình thản nhưng trong đầu là cả một cuộc chiến nội tâm.
6. nhạy cảm.
7. Lúc nãy, tiếng bước chân cậu có hơi mạnh, cậu có chuyện gì không vui à?
8. Cái gì cũng biết nhưng không phải cái gì cũng nói ra.
Những kiểu người suy nghĩ quá nhiều không phải là họ thừa hơi, lắm chuyện, sướng không thích lại thích khổ. Chẳng qua, là vì họ đã quá chu đáo, lúc nào cũng mong muốn mọi sự được chu toàn, thuận tiện cho tất cả mọi người. Khi bạn thấy mọi sự thông thoáng thì cũng có nghĩa là người ấy đã sắp xếp hết cho bạn. Nếu có một người như vậy bên cạnh, hãy trân quý và sẻ chia với họ!
St

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Giáo dục trẻ ngay trên bàn ăn để quyết định mai sau

 GIÁO DỤC TRÊN BÀN ĂN

SẼ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA CON TRẺ

MAI SAU

Lễ nghi trên bàn ăn có liên quan mật thiết với việc giáo dục của gia đình mà một người được dạy dỗ từ khi còn bé.
Một công ty tuyển nhân viên, có một nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ một trường đại học danh giá, kết quả thi viết rất xuất sắc, được mời đến dự buổi tiệc phỏng vấn của các quản lý cấp cao. Lúc đến, nghiên cứu sinh này ăn to nói lớn, sau khi anh ta ăn thì trên bàn toàn là nước tương và thức ăn vương vãi
Cảnh tượng này khiến người ta rất thất vọng. Cuối cùng, bộ phận tuyển dụng nói với anh này rằng tuy năng lực của anh ta rất ưu tú, nhưng không thể tuyển dụng được…
Những người không có lễ nghi trên bàn ăn không phản ánh thói quen cá nhân mà cho thấy sự giáo dục của cha mẹ
Chuyên gia lễ nghi hàng đầu thế giới William Hansen từng dạy cho hoàng tử William lễ nghi hoàng gia Anh chính thống cho biết: “Người giỏi quan sát sẽ biết được hoàn cảnh sinh hoạt của cha mẹ bạn, hoàn cảnh giáo dục của bạn ra sao sau một bữa ăn”.
Lễ nghi trên bàn ăn có liên quan mật thiết với giáo dục của gia đình mà một người nhận được từ khi còn bé. Người thiếu lễ nghi trên bàn ăn, thứ phản ánh đầu tiên không phải là thói quen xấu của cá nhân người đó mà phản ánh sự giáo dục của phụ huynh và toàn bộ những biểu hiện của người đó trong gia đình.
Trong một bữa tiệc, có gia đình nhà nọ ngồi ăn. Đứa bé tầm 5-6 tuổi, vừa ăn vừa chạy loạn lên. Đến khi có món nào ngon được mang lên là người mẹ lớn tiếng gọi thằng bé lại. Một vị khách vừa cầm đũa gắp thức ăn thì đột nhiên có một cánh tay chồm qua: “Cái này là của cháu”, người này bất ngờ nên làm rơi đũa, nước bắn ra khắp xung quanh bàn. Thế mà mẹ của thằng bé lại vẫn vừa ăn vừa nói chuyện với người khác như thể mọi chuyện chẳng có liên quan gì đến cô ấy.
Khi bữa tiệc chưa kết thúc, người mẹ này không biết lấy từ đâu ra một cái túi, đổ mấy món trên bàn vào trong túi, vừa đổ vừa nói: “Mọi người ăn no rồi phải không? Món này tôi lấy nhé”, khiến người chồng ngại ngùng xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. 


Một nhà giáo dục nổi tiếng từng nói: “Cha mẹ phản ánh bản thân mình lên con cái”, cha mẹ ra sao, con cái sẽ như thế đó.
Người ta có thể thấy được một đứa trẻ bị khiếm khuyết về giáo dục khi nhìn “tướng ăn”
Thông thường thì người lớn quan tâm nhất là làm thế nào để con ăn uống tốt, nhưng lại thiếu chú trọng đến việc giáo dục trẻ cách ăn.
Trên bàn ăn không ít những đứa bé có “tướng ăn” thiếu lễ phép: có trẻ bò lên bàn xáo tung món ăn trong đĩa lên, có trẻ cứ thế gắp món mình thích vào trong chén, có trẻ lại húp sùm sụp to tiếng khi uống canh. Còn cha mẹ thì thấy con mình như vậy thì cũng chỉ xem như chuyện bình thường.
Khi quan sát cách ăn uống của những đứa trẻ này, mọi người đều lập tức nhận ra ngay đứa trẻ bị khiếm khuyết về giáo dục, không được cha mẹ dạy dỗ đúng mực về các phép tắc trên bàn ăn.
Có thể thấy được nhân phẩm của một người từ cách ăn và thái độ trên bàn ăn.
Hễ nhắc đến việc dạy dỗ con trẻ, phản ứng đầu tiên của rất nhiều bậc phụ huynh là dạy cho con cách sống tự lập. Tất nhiên đây cũng là điều đúng, nhưng không phải là căn bản, điểm khởi đầu của việc giáo dục tính cách độc lập cho con chính là dạy con trên bàn ăn. Nếu một người đến ngay cả việc ăn uống là việc cơ bản nhất trong cuộc sống mà không thể tự chủ được thì rất khó để nói đến việc sống tự lập và phát triển trong tương lai.
Người ta có thể thấy được tố chất của cha mẹ và sự giáo dục con trẻ thông qua việc ăn uống của một người, đồng thời có thể thấy được nhân phẩm của một người từ cách ăn và thái độ trên bàn ăn của người đó.
Con trẻ muốn học cao thì đầu tiên phải có phẩm chất tốt thì mới có được thành tích tốt. Một người dù có học lực cao đến đâu, học nhiều thế nào mà nhân phẩm không tốt, thì chẳng phải là giống như vị nghiên cứu sinh ở trên?
Tầm quan trọng của việc giáo dục con trên bàn ăn
Chúng ta hàng ngày đều có tiếp xúc, quan hệ với những người xung quanh mình, mà bàn ăn là nơi giao lưu quan trọng để phát triển mối quan hệ giữa người với người. Ở giai tầng xã hội càng cao thì càng nhiều phép tắc. Và việc xây dựng thói quen ăn uống chuẩn mực là tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp sau này của con trẻ.
Có những bậc phụ huynh chê việc giáo dục trên bàn ăn là hà khắc: “Trời đánh tránh miếng ăn, cứ để chúng ăn tự do thoải mái đi, gò ép làm gì”? “Chúng vẫn còn là trẻ con, cần gì mà phải sớm tính toán thế?” v.v…
Đúng vậy, chính vì còn là trẻ con, giống như một trang giấy trắng nên trẻ mới càng cần được quan tâm, bảo vệ; chính vì là trẻ con nên sự ngây thơ của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy trẻ mới càng cần phải được giáo dục tốt để trở thành người có nhân phẩm, có ích cho xã hội. 
Và để thực hiện những điều này, điều đầu tiên mà các bậc cha mẹ phải làm được là dạy dỗ trẻ học tập những thói quen, lễ nghi phép tắc trên bàn ăn, xây dựng cho trẻ nền tảng giáo dục và nhân cách tốt. Điều này sẽ quyết định sự thành công của con trẻ mai sau.

Thanh Vân

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Bát Chánh Đạo Con đường vắng mặt Khổ Đau

 

Bát Chánh Đạo Con đường vắng mặt Khổ Đau

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

BẠN ĐÃ TỪNG GẮN VÀNG LÊN TỪNG VẾT NỨT?

 Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới.

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành điểm nhấn của cả chiếc bát.
Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: "Hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua."
Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình.
Đừng hổ thẹn vì những gì đã xảy ra với bạn. Bạn càng phủ nhận và than vãn vì những gì đã xảy ra, chúng càng không giúp ích gì cho bạn.
Ngược lại, khi bạn chấp nhận và rút ra bài học từ những đổ vỡ và gắn lại chúng bằng vàng, bạn đã biến những thứ tưởng như xấu xí, vô dụng thành một một câu chuyện đẹp đẽ và đầy cảm hứng.
Có một câu nói rằng: "Mỗi cấp độ tiếp theo của cuộc đời đòi hỏi một phiên bản mới của bạn." Và đôi khi, những mảnh vỡ là thứ cần thiết để bạn trở thành phiên bản mới tốt đẹp hơn.
Cuộc đời, rồi ai cũng từng làm vỡ đi một cái gì đó. Người ta chưa từng bị đổ vỡ nên người ta đứng đó phán xét khi thấy bạn làm vỡ đi thứ mình yêu thích. Sau này, khi trải qua những cảm giác tương tự, người ta cũng sẽ có cảm giác như bạn mà thôi.
Chúc cho bạn biết cách gắn vàng lên từng vết nứt!



Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

6 QUY LUẬT CỦA VŨ TRỤ MÀ AI CŨNG PHẢI NÊN BIẾT

 🌹🌹6 QUY LUẬT CỦA VŨ TRỤ MÀ AI CŨNG PHẢI NÊN BIẾT🌹🌹

💥1. Luật hấp dẫn:

Cái gì giống nhau sẽ hút nhau

Cùng tần số nào hút tần số ấy

Mây tầng nào bay tầng đó


Không có điều gì tự nhiên xảy ra trong cuộc sống. Nếu ta có trường năng lực tốt thì sẽ hút được những điều tốt đẹp!


💥2. Luật nhân quả:

Muốn giàu sang hãy gieo hạt rộng lượng

Muốn nhận tình yêu thương hãy gieo hạt yêu thương

Muốn nhận về sức khỏe hãy gieo hạt sự sống


Muốn điều gì hãy gieo điều nấy!


💥3. Luật cân bằng:

Muốn nhận được nhiều hơn hãy cho đi và cống hiến hết mình

Tư duy của ta đến đâu, tài chính của ta đến đó

Tư duy được nâng lên, mọi thứ sẽ được nâng lên


Ta nhận lại được chính xác những gì ta đã cho đi trong cuộc sống này!


💥4. Luật trong ngoài:

Muốn bên ngoài ta vui vẻ thì tâm hồn ta phải vui tươi

Muốn thế giới bên ngoài ta tốt đẹp thì thế giới bên trong ta phải tốt lành


Hãy cố gắng từ bên trong chính con người mỗi chúng ta!


💥5. Luật tập trung:

Cái gì chúng ta tập trung vào thì cái đấy sẽ được mở rộng ra


Thay vì tập trung vào những sự lo lắng, tiêu cực thì hãy tập trung vào niềm vui mỗi ngày trong cuộc sống!


💥6. Luật nhất quán:

Cách ta làm một việc là cách ta làm mọi việc


Nguồn: Sưu Tầm

nhthang

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Làm sao để có thái độ tích cực khi ngoại cảnh không như mong muốn?

 


Làm sao để trở thành người có thái độ tích cực trong khi ngoại cảnh không như mong muốn?

Cuộc sống luôn là một bài nhạc có nốt thăng và nốt trầm. Có những lúc mọi việc rất thuận lợi nhưng có những lúc trắc trở. Để giữ được niềm vui, lạc quan và những quyết định đúng đắn bạn phải là người tích cực trong mọi tình huống.
Để trở thành người có thái độ sống tích cực, bạn cần phải:

1. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn uống,ngủ nghỉ đầy đủ, khoa học

Điều đầu tiên, bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình. Hãy yêu thương bản thân, lên kế hoạch cho việc rèn luyện thể dục thể thao để duy trì sức khỏe và vóc dáng. Ăn uống những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạn chế rượu bia, nói không với chất kích thích. Lên thời gian biểu mỗi ngày, dành 7-8 tiếng cho việc ngủ vào ban đêm. Bởi bạn không thể có thái độ sống tốt với cơ thể uể oải, thiếu sức sống được. Ngược lại bạn sẽ thường xuyên cau có, mệt mỏi và không muốn làm gì. Vì vậy, có sức khỏe tốt và thân hình cân đối, khỏe khoắn sẽ giúp bạn có năng lượng tích cực và sự tự tin để làm mọi việc tốt đẹp.

2. Hãy tìm đến những người có thái độ sống tích cực

Người xưa có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Để có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực thì nhất định bạn phải chơi với những người tích cực. Hãy có cho mình những người bạn, tiền bối là những người có chí tiến thủ, luôn hướng tới những gì tốt đẹp, không ngại khó; để khi gặp khó khăn, cần lời khuyên thì họ sẽ cho mình những lời khuyên, cách giải quyết đúng đắn nhất. Bởi vì họ sẽ luôn mong muốn bạn được tốt hơn. Hãy học hỏi, cũng như chia sẻ những điều, đức tính tốt cùng nhau.

3. Đọc sách

Hãy lựa chọn những đầu sách mà bạn cảm thấy hay, có ý nghĩa với mình. Đọc sách sẽ giúp đầu óc bạn thông thái, sáng suốt hơn. Nếu bạn có thói quen đọc những cuốn sách hữu ích, chắc chắn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều , giúp cuộc sống bạn trở nên thú vị và tốt đẹp hơn. Còn giúp bạn có những phút giây thư giãn, làm cuộc sống bớt căng thẳng, vui vẻ hơn.

4. Hãy sống thật "hào sảng", hãy cho đi những gì mình có thể

Bạn hãy mở rộng tấm lòng, sống với cái đầu phóng khoáng, cởi mở hơn. Không ngại giúp đỡ mọi người, cho đi nhiều hơn cũng chính là bạn đang nhận lại. Có thể cho họ một lời khuyên hoặc một cái ôm khi họ cần; cho họ những lời khen chân thành. Không sợ người khác hơn mình, ngược lại luôn mong muốn mọi người sống tốt.

5. Biết mình muốn gì, cần gì; chủ động trong cuộc sống

Bạn phải luôn vươn mình về phía trước, vẽ ra cho mình một tương lai tươi sáng, tốt đẹp và cố gắng đạt được nó. Phải luôn có niềm tin vào bản thân, cuộc sống. Khi bạn thực sự biết mình muốn gì, bạn sẽ tập trung năng lượng bản thân có vào đó và cố gắng, vui vẻ từng bước đạt được. Những vấn đề nhỏ nhặt sẽ không trở thành nỗi phiền lòng khiến bạn phải trăn trở, buồn rầu nữa. Ngược lại, bạn sẽ có đươc suy nghĩ thoáng hơn, biết biến những khó khăn đó thành bàn đạp, niềm vui cho mình.

6. Tham gia khoá đào tạo để giúp bạn thay đổi tích cực nhanh hơn

Mọi thứ trong cuộc sống từ đi xe đạp, đánh máy đến làm kinh doanh đều cần phải được đào tạo thì chúng ta sẽ rút ngắn thời gian làm chủ được kỹ năng. Vậy việc để có một thái độ tích cực hoàn toàn chúng ta cũng cần được học tập và rèn luyện sẽ giúp chúng ta nhanh chóng.

nhthang
ST

9 Dấu hiệu cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiều.

Sống vì người khác nếu hiểu theo hướng tích cực chính là đặt lợi ích của những người xung quanh bên cạnh lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, sống mà chỉ để làm hài lòng người khác đôi khi lại biến bạn trở nên phụ thuộc và khuôn phép. Vậy sống vì người khác quá nhiều có thật sự tốt không?

Theo giải thích của Erika Myers, nhà trị liệu tâm lý tại Bend, Oregon, Hoa Kỳ: “Việc sống vì người khác thường vượt qua sự tử tế thông thường. Điều này liên quan đến việc một người thay đổi lời nói hoặc hành vi vì cảm nhận và lợi ích của người khác”. Theo đó, bạn thường có xu hướng bỏ qua suy nghĩ của mình và làm mọi thứ theo cách mà bạn nghĩ rằng người khác sẽ thích.
Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết liệu mình có đang sống vì người khác quá nhiều hay không, hãy cùng điểm qua dấu hiệu nhận biết của những người này nhé:

1/ Đánh mất chính kiến của bản thân

Biểu hiện rõ nhất của những người sống vì người khác quá mức chính là đánh mất đi chính kiến và lập trường của mình. Đối với họ, giá trị của bản thân được tính bằng sự tín nhiệm và công nhận của người khác.
Theo chia sẻ của Myers, những người này thường sống với suy nghĩ: “Tôi chỉ đáng được yêu khi tôi trao hết những gì mình có cho những người xung quanh”. Họ cảm thấy bản thân thật sự tốt khi được mọi người đánh giá cao và tin rằng mọi người chỉ quan tâm đến mình khi mình hữu dụng.

2/ Bạn cần người khác yêu thích mình

Nếu là một người sống vì người khác quá nhiều, bạn thường rất sợ người khác ghét mình hoặc bị họ từ chối. Nỗi sợ này thường thôi thúc bạn phải làm gì đó để chiều lòng người khác và để tránh bị họ từ chối.
Bạn cũng sẽ có khao khát được mọi người cần đến và tin rằng mình sẽ có cơ hội để nhận được nhiều yêu thương hơn từ những người cần mình. Có một điều mà có thể bạn chưa biết, trước khi muốn được người khác yêu mến, bạn phải tự yêu thương chính mình.

3/ Rất khó để nói “không” với người khác

Đôi khi, bạn cảm thấy việc nói “không” hoặc từ chối lời nhờ vả của ai đó sẽ làm họ cảm thấy bạn không quan tâm tới họ. Vì thế, đồng ý làm những việc người khác mong muốn đôi khi là lựa chọn an toàn giúp bạn duy trì một mối quan hệ nào đó, mặc dù nhiều lúc bạn không có đủ thời gian hoặc khả năng để giúp đỡ họ.
Chưa dừng lại ở đó, bạn đôi khi còn bất chấp đồng ý làm những việc mà bản thân bạn không hề thích hoặc những việc mà bạn cho là sai trái. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể gây ra nhiều vấn đề lớn. Chúng minh chứng rằng bạn đang đặt những suy nghĩ của người khác lên trên mong muốn của chính mình.

4/ Bạn xin lỗi hoặc nhận hết lỗi về mình dù chẳng làm gì sai

Có phải bạn luôn là người nói xin lỗi khi một việc không mong muốn xảy ra? Hãy trả lời thành thật câu hỏi này.
Những người sống để làm vui lòng người khác thường sẵn sàng nhận hết mọi lỗi lầm về mình, ngay cả khi bản thân chẳng hề làm gì sai. Ví dụ như đồng nghiệp nhờ bạn đặt thức ăn cho cả văn phòng, nhưng vì nhà hàng bị sót đơn nên mọi người phải chờ hết 2 giờ mới được ăn trưa. Mặc dù bạn đã cẩn thận đặt đồ ăn trước giờ ăn và việc sót đơn chính là lỗi của nhà hàng, nhưng bạn vẫn cứ xin lỗi và cảm thấy có lỗi với đồng nghiệp, thậm chí, bạn còn tin rằng đồng nghiệp sẽ ghét bỏ và không bao giờ tin tưởng nhờ bạn đặt bữa trưa nữa.

5/ Nhanh chóng đồng ý với ai đó, mặc dù bản thân nghĩ điều đó sai

Bạn cho rằng việc đồng quan điểm với ai đó thường đồng nghĩa với giành được sự công nhận của họ.
Đôi khi, bạn được hỏi về cảm nhận đối với ý kiến hoặc ý tưởng của đồng nghiệp. Trong khi những người khác đều tấm tắc khen ngợi: “Quả là một ý kiến tuyệt vời”, bạn cũng nói rằng: “Đây đúng là một ý kiến hay” mặc dù bản thân bạn cảm thấy ý kiến này còn nhiều sai sót và chưa thật sự tốt.
Nếu bạn miễn cưỡng đồng ý với những điều mà bản thân cho là chưa ổn chỉ để làm vui lòng người khác, bạn đang vô tình tự đẩy mình và cả người khác vào nhiều bế tắc trong tương lai. Nếu ý kiến của người khác thật sự có vấn đề, bạn sẽ khiến cho bạn và cả người đó gặp nhiều rắc rối khi không chịu nói ra những điểm sai này để họ rút kinh nghiệm. Đôi khi việc chỉ ra những khuyết điểm lại chính là điều người khác cần ở bạn, chứ không phải cứ gật đầu đồng ý hùa theo.

6/ Gặp khó khăn trong việc xác định mong muốn của bản thân

Những người sống vì người khác quá nhiều thường khó nhận ra những điều mà họ thật sự mong muốn. Sở dĩ như vậy là vì họ chọn cách bỏ qua những suy nghĩ của bản thân để chiều theo mong muốn của những người xung quanh. Dần dần, họ mất phương hướng và không biết rõ mình cần gì hoặc thật sự muốn gì.

7/ Người sống vì người khác quá nhiều luôn là người cho đi

Có phải bạn luôn thích trao đi hơn là nhận lại? Quan trọng hơn, có phải bạn cho đi vì để nhận được sự yêu quý của những người xung quanh?
Những người sống để làm hài lòng người khác thường có xu hướng thích cho đi. Tuy nhiên, bạn không biết rằng, người khác đôi khi chỉ đang yêu thích những việc mà bạn làm cho họ, chứ không phải đang yêu thích con người thật của bạn. Và như thế, họ càng dễ dàng thất vọng hơn khi bạn không thực hiện được mọi việc như họ mong đợi.

8/ Bạn không hề có thời gian rảnh rỗi

Việc bận rộn bình thường không đồng nghĩa với việc bạn là một người sống vì người khác quá nhiều. Nhưng hãy quan tâm đến cách bạn dùng thời gian rảnh của mình như thế nào. Sau khi thực hiện hết các trách nhiệm thiết yếu của bản thân như làm việc, làm việc nhà, chăm sóc con thì bạn làm gì? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghỉ ngơi và những sở thích của bản thân?
Hãy nghĩ đến lần cuối cùng bạn dành thời gian cho bản thân mình xem. Liệu bạn đã từng trải qua những khoảnh khắc đó chưa? Nếu bạn không thể nhớ nổi những thời điểm như vậy, bạn có thể đã dành quá nhiều thời gian cho những người xung quanh thay vì chính bản thân đấy.

9/ Tranh cãi và xung đột làm bạn khó chịu

Những người sống vì người khác quá nhiều thường rất sợ những cơn tức giận. Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì giận dữ đồng nghĩa với việc: “Tôi cảm thấy không hài lòng”. Nếu mục tiêu của bạn là giữ cho mọi người vui vẻ thì tức giận cũng đồng nghĩa với thất bại trong việc làm họ vui lòng.
Để tránh những cơn tức giận này, bạn có thể phải xin lỗi rối rít hoặc làm những điều mà bạn nghĩ sẽ khiến họ cảm thấy vui, ngay cả khi họ không thật sự nổi giận với bạn.
Đôi khi, bạn cũng sợ xung đột giữa những người xung quanh ngay cả khi việc đó chẳng hề liên quan gì đến bạn. Ví dụ như hai người bạn thân của bạn cãi nhau, bạn sẽ tìm cách giúp họ làm hòa, bởi vì bạn sợ rằng mâu thuẫn đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và họ.

Suy nghĩ cho người khác là một việc không hề xấu, tuy nhiên sống vì người khác quá nhiều mà quên đi chính mình lại vô tình khiến bạn dần đánh mất bản thân và trở nên phụ thuộc.

Thay vì chiều theo mọi ý kiến của những người xung quanh, bạn cần cân bằng giữa những mong muốn của mình và của họ để vừa giữ được chính kiến của bản thân, vừa nhận được sự tín nhiệm của người khác.

Bạn phải thật sự hiểu mình để sống cuộc đời của mình và cân đối việc sống cho người khác để chúng ta sống trọn vẹn, ý nghĩa.

nhthang
ST

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

DẠY CON, SỬA SAI BAO GIỜ CŨNG MỆT HƠN LÀM TỪ ĐẦU

 DẠY CON, SỬA SAI BAO GIỜ CŨNG MỆT HƠN LÀM TỪ ĐẦU

Có một gã ăn xin ngày nào cũng đến tiệm tạp hóa xin tiền, ông chủ tiệm tạp hóa tốt bụng nên ngày nào cũng cho anh ta 10 đồng.


Sau một thời gian dài như vậy, một hôm ông chỉ cho anh ta 5 đồng. Gã ăn mày bức xúc hỏi : sao ông chỉ cho tôi 5 đồng. Ông chủ tiệm tạp hóa trả lời : “vì hôm qua tôi mới cưới vợ”. Gã ăn xin nổi khùng nhảy vào vừa đánh ông vừa la lên : “Sao ông lấy tiền của tôi cho vợ ông ?”.
Câu chuyện trên phản ánh rất đúng quy luật tư duy của não con người (động vật cũng như vậy) : Khi được hưởng một lợi ích trong một thời gian dài, não sẽ hiểu nó là “đương nhiên” và khi không còn nữa thì sẽ phản ứng tiêu cực như gã ăn xin kia.
Ngẫm lại cách dạy con của chúng ta hiện nay, chúng ta đang trực tiếp đào tạo ra những thế hệ tương lai ích kỷ và lười biếng tương tự như gã ăn xin kia.
Nhưng chúng ta chỉ nhận thức ra khi trẻ bắt đầu vào tuổi trưởng thành và khi chúng ta bắt đầu thấy mình trở thành “ông chủ tiệm tạp hóa”, còn con cái chúng ta sẽ đóng vai các “gã ăn xin”.
Hồi con tôi còn bé, nhà tôi đến bữa ăn, thường là bà giúp việc xúc cơm và thức ăn vào bát cho các cháu ăn (đứa nào ăn chậm thì bà cũng xúc luôn cho nhanh để còn dọn một thể).
Khi cháu lớn vào cấp 2, cháu bé vào lớp 1 gia đình không nhờ giúp việc nữa với mong muốn cho các con tự lập bắt đầu từ làm việc nhà.
Hôm đầu tiên không có người giúp, đến bữa ăn, khi mọi thứ bố mẹ đã dọn ra mâm, bố mẹ bắt đầu ăn còn hai nhóc ngồi nhìn và “chờ đợi”. Khi nhận ra là không có ai giúp, chúng mới tự ăn có vẻ thấy “sao lại vất vả thế nhỉ”.
Các việc tương tự cũng diễn ra khó khăn như vậy từ việc cá nhân của chúng như đánh răng rửa mặt, tắm rửa, mặc quần áo đi học, làm bài tập ở nhà đến các việc trong gia đình khác như cắm nồi cơm hay rửa bát, để “huấn luyện” được một kỹ năng đều rất vất vả vì đơn giản “ trong não của chúng đã tự hiểu là việc này trước đây là việc của người khác”.
Gốc rễ là mình đã làm hộ những việc thuộc trách nhiệm của trẻ trong một thời gian dài.
Điều này sẽ hủy diệt các nhu cầu và sự cố gắng của trẻ --> não trở nên lười và hay đòi hỏi hơn --> trẻ ích kỷ hơn.
Nguyên nhân là chúng ta không kiên nhẫn để dạy chúng tự làm, vì áp lực thời gian hay ở trường là áp lực về thành tích nên chúng ta làm hộ và nghĩ hộ trẻ.
Dạy chúng tự nghĩ, tự làm bao giờ cũng khó hơn làm hộ chúng.
Và đến tận bây giờ, khi thằng lớn nhà tôi sắp hết lớp 11, cứ việc gì mình hay làm cho nó là khi cần nó lại nhờ mình làm 🙂.
Sáng nay mình đang bận thì nó bảo “ bố ơi cái sim 2 điện thoại của con bi lỏng không nhận”, “bố ơi ốp lếp hộ con 2 quả trứng, nhớ ốp lòng đào nhé” . Mình bảo do bị lỏng sim, nó tháo ra lắp lại thì nó thản nhiên bảo : “sim này bố lắp cho con mà” --> điên tiết quá mình bảo : sao việc gì mày cũng gọi bố thế, lớn rồi không tự mà làm đi, nó bảo : sao việc gì bố cũng gắt lên thế --> bố bằng con, HÒA 1-1.
Bực mình mình bảo nó tự ra mà ốp trứng, thế là nó không ăn trứng nữa (vì não nó cảm thấy bất công, bố mẹ vẫn thường làm việc này mà) --> mình thua, nó chả cần.
Con mèo nhà tôi cũng vậy, nuôi nó gần 10 năm, hàng ngày chỉ cho ăn hạt thức ăn, không cho ăn thêm gì khác nó vẫn rất happy.
Gần đây vợ phát hiện ra nó thích ăn ruốc và ăn ruốc nó lên cân nên vợ tôi mua ruốc trộn với hạt cho nó ăn.
Và chỉ sau vài tháng, mỗi lần cho nó ăn, khi xúc hạt vào bát xong nó không ăn ngay mà chạy ra ngồi trước cửa tủ lạnh chờ ruốc. Nếu cho một ít ruốc thì nó mới ăn, không thì phải rất đói nó mới ăn hạt --> Não mèo phản ứng giống não người phết nhỉ.
Một khó khăn nữa khi dạy con lao động là môi trường ở trường học, bọn trẻ giờ sướng hơn, nhất là các nhà có điều kiện thường chỉ ưu tiên cho con cái học hành, vui chơi mà không yêu cầu làm việc nhà --> khi chúng phải lao động não chúng sẽ thấy “bất công” và “ bức xúc” giống gã ăn xin hay con mèo kia.
Chúng có thể không ăn để “biểu tình”. Mình bảo con mình phải lao động, nó bảo lớp con chả đứa nào phải làm --> LẠI THUA
Môi trường giáo dục gia đình và nhà trường giờ quá chú trọng vào dạy kiến thức. Việc áp đặt quá nhiều kiến thức và giải quá nhiều bài tập theo mẫu để vượt qua các kỳ thi cũng làm cho não lười nghĩ và kém sáng tạo.
Ngoài ra cần dạy trẻ có ý thức tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Kỹ năng lao động, các kỹ năng khác quá thiếu nên khi phải làm việc gì đó không quen (dù là rất dễ) não của chúng cũng sẽ phản ứng tiêu cực và bức xúc, chúng dễ dàng bỏ qua và mặc kệ hoặc tệ hơn là quay ra “hành tỏi” CÁC ÔNG CHỦ TIỆM TẠP HÓA.
Bạn xem xung quanh những người bạn quen biết có nhiều “ÔNG CHỦ TIỆM TẠP HÓA” không? Hãy thay đổi trước khi quá muộn.

nhthang ST

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

ĐÃ SỐNG THÌ HÃY SỐNG CHO TỬ TẾ


1. Tử tế với bản thân:

Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".
2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.
3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.
Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.
Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.
5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.
Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.
5. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.
6. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.
Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.

#nhthang.com ST

 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà