gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phương án khuyến mãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phương án khuyến mãi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

CHIA SẺ 4 KHUNG GIỜ VÀNG ĐĂNG BÀI HIỆU QUẢ

 

CHIA SẺ 4 KHUNG GIỜ VÀNG

ĐĂNG BÀI HIỆU QUẢ




Một bài viết bán hàng hiệu quả, ngoài nội dung tối ưu, hình ảnh chất lượng còn cần đăng vào những khung giờ "vàng" để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Mọi người có thể tham khảo 4 khung giờ sau đây nhé:

📷 Sáng từ 6h đến 8h : Đăng những nội dung tươi mới, tích cực, tạo động lực

📷 Trưa từ 11h đến 12h30 : Đây là thời gian nghỉ trưa đăng những nội dung nhẹ nhàng, vui vẻ, hài hước, ...

VD những câu đố vui, Minigame, ... có lồng ghép sản phẩm của bạn vào một cách tinh tế.

📷 Tối từ 19h đến 21h : Đăng một số hoạt động kinh doanh của bạn.
VD như hàng đi hàng về, hàng gửi khách, ...

📷 Đêm từ 23h đến 24h : Đăng những bài viết dài, những câu chuyện , những tâm sự, ... đây là lúc chúng ta có thể tác động đến khách hàng tiềm năng nhất của chúng ta.

📍Thực chiến luôn 4 khung giờ giàu tương tác để bán hàng đơn nổ ầm ầm nhé <3

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

99 PHƯƠNG ÁN KHUYẾN MÃI DIỆU KỲ TRONG BÁN LẺ (P5)

   

 99 PHƯƠNG ÁN KHUYẾN MÃI DIỆU KỲ TRONG BÁN LẺ (tt)



Phần V  

Khuyến mãi dịp lễ tết  

Một kết quả thống kê cho thấy, tất cả các dịp lễ tết chiếm tổng cộng khoảng 1/3 thời gian  trong năm nhưng lượng tiêu thụ của các nhà bán lẻ trong khoảng thời gian này lại chiếm 1/2  lượng tiêu thụ của cả năm. Điều này nói lên rằng, các dịp lễ tết là cơ hội vàng cho nhà bán lẻ.  Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay, muốn biến những dịp  lễ tết thực sự trở thành cơ hội vàng của mình thì các nhà bán lẻ nhất thiết phải đưa ra được  những chương trình khuyến mãi mới lạ, độc đáo, có sức hút lớn để có thể thu được nhiều lợi  nhuận nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi của mỗi dịp lễ tết. 

Chương 1.

KHUYẾN MÃI NGÀY LỄ TẾT  TRUYỀN THỐNG 

1. Lì xì dịp Tết 

Nguyên đán mang ý nghĩa tiễn những cái cũ của năm đã qua và chuẩn bị nghênh đón những  điều mới mẻ của năm mới sắp đến. Nó cũng mang ý nghĩa của sự may mắn, và một trong số những biểu hiện của may mắn chính là việc được nhận lì xì. Trong tiềm thức của người dân,  lì xì giống như một lời chúc năm mới may mắn, sức khỏe và sung túc. Dựa vào những ý  nghĩa đặc biệt này, các nhà bán lẻ đã tiến hành một số thay đổi trong phương án khuyến  mãi dịp Tết để phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của khách hàng, ví dụ như việc thay  những món quà vật chất thông thường bằng những phong bao lì xì cho khách. 

Ví dụ 

The Best là cửa hàng điển hình chuyên kinh doanh đồ lưu niệm, quà biếu tặng. Hiện nay, nó  đang gặp phải khó khăn rất lớn do cửa hàng đối diện liên tục khuyến mãi và giảm giá để lôi  kéo khách hàng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ đến dịp Tết Nguyên đán. Cửa  hàng quyết định sẽ nhân cơ hội này để vượt qua đối thủ. 

Đầu tiên, cửa hàng thăm dò về chương trình khuyến mãi của cửa hàng đối thủ vào dịp Tết  thông qua nhiều kênh và biết rằng họ chỉ tiến hành khuyến mãi tặng quà thông thường cho  khách hàng. Do đó, cửa hàng đã quyết định sẽ không tiến hành phương án khuyến mãi  giống họ mà thay quà tặng thông thường bằng phong bao lì xì cho khách vì như thế sẽ phù  hợp hơn với không khí của ngày Tết. Hơn nữa, cửa hàng đưa ra điều kiện quy định để khách  hàng nhận được quà thấp hơn so với cửa hàng đối thủ. Nếu trong chương trình của cửa  hàng đối thủ, khách hàng phải mua với hóa đơn từ 300 nghìn đồng trở lên mới có thể nhận  được quà tặng thì ở cửa hàng The Best, khách hàng chỉ cần mua với hóa đơn 200 nghìn  đồng là đã có thể nhận được một bao lì xì từ cửa hàng. 

Sau khi mọi công tác chuẩn bị được hoàn thành, chương trình Khuyến mãi tặng lì xì của cửa  hàng The Best được chính thức khởi động một tuần trước Tết. Quả nhiên, hiệu quả mà  phương án này đem lại rất tốt, khách hàng đều đổ xô đến cửa hàng để mua cho bạn bè  người thân những món quà tặng và để được nhận lì xì từ cửa hàng. 

Đánh giá phương án 

Trong dịp Tết Nguyên đán, việc trao nhận lì xì là một việc không thể thiếu. Nó mang ý nghĩa  của một lời chúc tốt đẹp, hạnh phúc, vui vẻ và bình an. Việc một vài nhà bán lẻ thay những  quà tặng vật chất thông thường thành phong bao lì xì cho khách hàng chính là để phù hợp  với không khí và ý nghĩa này của ngày Tết. Mặc dù quà tặng vật chất và phong bao lì xì về bản chất đều giống nhau - là những ưu đãi mà nhà bán lẻ dành tặng cho khách hàng, nhưng  ý nghĩa của chúng lại khác biệt rất lớn. Do đó, khách hàng có thể quên ngay sau khi nhận 

được quà tặng vật chất thông thường từ nhà bán lẻ nhưng lại nhớ mãi nếu nhận được  phong bao lì xì với ý nghĩa là lời chúc tốt đẹp trong dịp năm mới. 

2. 1+1 đặc biệt 

Lễ thanh minh là một dịp lễ quan trọng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và hoa  tươi là một trong những thứ không thể thiếu trong dịp này. Phương án 1+1 đặc biệt được  thiết kế cho dịp Lễ thanh minh. Phương án này rất đơn giản, đó là các cửa hàng bán hoa sẽ vừa bán hoa vừa bán các đồ cúng khác dùng cho ngày lễ thanh minh như hoa quả, nước  ngọt, đồ ăn nhanh... Như vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, không  phải đi nhiều nơi để mua đủ được tất cả những đồ vật cần thiết cho việc đi tảo mộ. 

Ví dụ 

Một lễ thanh minh nữa lại sắp đến và là cơ hội bán hàng cho cửa hàng hoa của cô chủ Vương. Cô quyết định sẽ tiến hành một chương trình khuyến mãi thật hiệu quả vào dịp này.  Sau khi suy nghĩ và tính toán kĩ lưỡng, cô quyết định sẽ sử dụng phương án 1+1 đặc biệt. 

Đầu tiên, cô chủ Vương quan sát và phát hiện rằng, khi đi tảo mộ vào dịp lễ thanh minh, mọi  người không chỉ mang theo hoa tươi mà còn mang theo một vài đồ cúng khác như hoa quả,  nước ngọt và bánh kẹo. Do đó, cô quyết định sẽ bán kèm cả những sản phẩm này với hoa  tươi. Cô cho đóng gói chúng vào những giỏ khác nhau, sau đó dựa theo giá cả và số lượng  sản phẩm bên trong để niêm yết giá. Hoa tươi dùng cho việc thờ cúng cũng được gói cẩn  thận và tùy vào mỗi bó để niêm yết giá. 

Sau khi tất cả được chuẩn bị xong xuôi, cô chủ Vương đưa ra lời quảng cáo “Đồ thờ cúng tổ tiên – một điểm đến, nhiều lựa chọn”. Người ta thường thấy hình thức kinh doanh “một  điểm đến, nhiều lựa chọn” với những sản phẩm như vật liệu xây dựng hay đồ gia dụng... chứ chưa ai nghe nói đến đồ cúng cũng có thể áp dụng được hình thức này. Do đó, rất nhiều  người đã vì tò mò mà tìm đến với cửa hàng cô Vương. Quả nhiên, khách hàng được hưởng  một dịch vụ rất nhanh gọn và thuận tiện, hơn nữa giá cả cũng hợp lý. Phương án “1+1 đặc  biệt” lần này của cô Vương rất nhanh được khách hàng chấp nhận. 

Đánh giá phương án 

Thực ra phương thức bán hàng 1+1 không mới. Nó thu hút khách hàng bằng cách đem lại  cho khách hàng sự thuận tiện, giá cả hợp lý và phục vụ chu đáo. Nhưng chính phương thức  không được coi là mới mẻ này đã mang lại thành công cho cô chủ Vương. Thông qua  phương án này, nhà bán lẻ có thể rút ra được hai điểm sau:  

- Đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. 

- Giá cả hợp lý.

Chương 2.

KHUYẾN MÃI TRONG NHỮNG  DỊP LỄ KHÁC 

1. Giá ưu đãi dành cho tình nhân 

Ngày 14 tháng 2 là ngày Lễ tình nhân truyền thống của phương Tây. Cùng với sự hội nhập  văn hóa, ngày Lễ Tình nhân tại châu Á cũng đã dần trở thành một ngày lễ quan trọng trong  nước được nhiều người đón nhận. Theo đó, các chương trình khuyến mãi vào dịp lễ đặc biệt  này cũng được các nhà bán lẻ ngày càng coi trọng.  

Giá ưu đãi dành cho tình nhân là một trong số những phương án khuyến mãi được tiến  hành vào ngày lễ này, theo đó, nếu khách mua hàng là những đôi tình nhân thì họ sẽ được  hưởng mức giá ưu đãi từ nhà bán lẻ, nếu không, khách hàng sẽ vẫn phải mua với mức giá  niêm yết. 

Ví dụ 

Cô Tưởng là chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh hoa tươi và đồ nữ trang. Với đặc trưng  sản phẩm thường dành cho phái đẹp nên khách hàng của cô chủ yếu là những cô gái trẻ. Do  đó, vào dịp Lễ tình nhân sắp tới, cô Tưởng quyết định sẽ dùng phương án khuyến mãi “Giá  ưu đãi cho tình nhân”. Vì theo kinh nghiệm bán hàng nhiều năm của cô thì vào ngày này,  lượng khách hàng là những đôi tình nhân đến mua hàng sẽ rất đông, do đó, nếu tiến hành  phương án này nhất định sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo khách hàng, từ đó góp  phần nâng cao tiếng tăm cho cửa hàng. 

Để chương trình khuyến mãi của cửa hàng được nhiều người biết đến hơn, cô Tưởng đã cho  nhân viên đi dán áp phích quảng cáo khắp nơi với nội dung: Nếu bạn muốn trở nên xinh  đẹp nhất chỉ với một số tiền ít nhất, hãy đi cùng với “một nửa đặc biệt” của bạn đến với cửa  hàng chúng tôi để được hưởng giá ưu đãi dành cho những đôi tình nhân nhé! 

Quả nhiên, quảng cáo ngay lập tức mang lại hiệu quả. Vào ngày Lễ tình nhân, từng đôi tình  nhân kéo vào cửa hàng của cô Tưởng mua hoa tươi và những món đồ trang sức. Sau  chương trình, theo thống kê thì doanh thu của cửa hàng riêng ngày hôm đó gấp 10 lần và lợi  nhuận thu được gấp 8 lần ngày thường.  

Đánh giá phương án 

Sở dĩ phương án khuyến mãi giá ưu đãi dành cho tình nhân thành công là do nhà bán lẻ đã  biết phân loại khách hàng để có những ưu đãi phù hợp vào dịp lễ đặc biệt như Lễ tình nhân.  Điều này không những làm nổi bật lên không khí của ngày lễ mà nhà bán lẻ còn có thể dựa  vào đó để đạt được hiệu quả khuyến mãi. Nhìn bề ngoài, việc cửa hàng đưa ra mức giá ưu  đãi rất thấp cho khách hàng là những đôi tình nhân rất có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ nhưng thực tế không hẳn vậy. Chính sự hấp dẫn trong mức giá đã thu hút được một lượng 


99 PHƯƠNG ÁN KHUYẾN MÃI DIỆU KỲ TRONG BÁN LẺ (P4)

  

 99 PHƯƠNG ÁN KHUYẾN MÃI DIỆU KỲ TRONG BÁN LẺ (tt)



Phần IV  

Khuyến mãi dựa trên quảng cáo 

Quảng cáo là con đường nhanh nhất để trong thời gian ngắn nhất có nhiều người biết đến  một thương hiệu sản phẩm nhất. Việc lựa chọn phương án quảng cáo như thế nào sẽ ảnh  hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ cũng như doanh thu của một nhà bán lẻ. Do đó, các  phương án quảng cáo mới lạ và hiệu quả cứ nối tiếp nhau ra đời, theo đó là những kỳ tích  bán hàng mà các phương án quảng cáo này mang lại.

Chương 1.

QUẢNG CÁO TẠI CỬA HÀNG

1. Hiệu ứng hiện trường 

Yêu cầu cơ bản nhất khi khách hàng chọn mua một sản phẩm đó là hàng thật, giá thật. Tuy  nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm giả mạo kém chất lượng khiến  khách hàng mất lòng tin với một vài sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm chỉ nhìn  thấy mà không sờ vào được. Xuất phát từ tâm lý này, một vài nhà bán lẻ đã đưa ra phương  án hiệu ứng hiện trường, có nghĩa là tiến hành gia công sản phẩm ngay tại hiện trường cửa  hàng nhà bán lẻ để khách hàng tận mắt chứng kiến quá trình gia công sản xuất ra sản phẩm,  từ đó giúp khách hàng yên tâm khi mua hàng và đồng thời cũng tạo được hiệu quả quảng  cáo cho nhà bán lẻ. 

Ví dụ 

Những năm đầu thập niên 1990 của thế kỷ XX là thời kỳ tương đối trì trệ trong việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ lông vũ do khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm này, cho rằng bên  trong thực chất không phải là lông vũ mà chỉ là một trò lừa đảo. 

Trước tình hình đó, một trung tâm thương mại hàng đầu đã quyết định phải tiến hành  khuyến mãi để thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao lượng tiêu thụ và phương án được chọn là  phương án “hiệu ứng hiện trường”. Đầu tiên, họ liên hệ với nhà máy lông vũ có tiếng ở tỉnh  để tiến hành nhồi lông vũ cho sản phẩm ngay tại trung tâm. Như vậy, không những sẽ có thể thu hút được khách hàng mà còn khiến khách hàng tin tưởng và yên tâm về sản phẩm của  mình. Tiếp theo, trung tâm tiến hành quảng cáo để khách hàng biết về hoạt động này. 

Vào ngày diễn ra chương trình, quả nhiên có rất nhiều khách hàng đến xem. Trung tâm đã  cho chuyển lông vũ, vỏ chăn, máy nhồi lông vũ và máy khâu lên tận cửa hàng để tiến hành  cân, nhồi lông, may trước sự chứng kiến của khách hàng và sau đó tiêu thụ ngay tại chỗ. Tại  cửa hàng, ngoài các nhân viên và công nhân đang làm việc ra còn có rất đông khách hàng  vây quanh để xem rốt cuộc một sản phẩm lông vũ được làm ra như thế nào. Trước mắt  khách hàng là rất nhiều vỏ chăn với kích cỡ đa dạng và nhiều loại lông vũ khác nhau để họ có thể lựa chọn tùy ý. Sau khi khách hàng lựa chọn xong thì nhân viên sẽ tiến hành làm ra  sản phẩm hoàn chỉnh ngay tại đó, trước sự chứng kiến của khách hàng. 

Lông vũ và vỏ chăn cũng như hàm lượng và thành phần lông vũ đều do khách hàng tùy ý lựa  chọn. Do đó, phương án khuyến mãi này đã thay đổi hoàn toàn sự nghi ngờ của khách hàng  về thị trường sản phẩm làm từ lông vũ, đồng thời xóa tan những lo lắng của họ về mặt hàng  này. Điều này khiến cho lượng tiêu thụ sản phẩm làm từ lông vũ của trung tâm này tăng lên  hàng chục lần. 

Đánh giá phương án 

Đây là phương án được tiến hành nhằm chiếm được lòng tin của khách hàng. Nó là phương  án hiệu quả nhất vì có những ưu điểm sau: 

1. Để khách hàng tận mắt chứng kiến  

2. Tạo hiệu ứng quảng cáo nhờ khách hàng 

3. Tăng tính tương tác giữa khách hàng với nhà bán lẻ 

2. Hiệu ứng “Nói bóng gió” 

Nói bóng gió có nghĩa là không nói một cách rõ ràng với đối phương mà chỉ biểu đạt ngầm  một ý để đối phương tự suy đoán. Tất nhiên, nội dung của cách nói này có thể là thật, cũng  có thể là giả. Khi nội dung là giả, cách nói của bạn sẽ khiến họ cho rằng đó là sự thật và sẽ hành động theo phán đoán đó của mình. 

Đây chính là một kỷ xảo được rất nhiều nhà bán lẻ sử dụng trong các hoạt động khuyến mãi.  Họ không nói rõ ràng, cũng không giải thích nhiều, mà để khách tự suy đoán, liên tưởng. Dù  khách hàng có nghĩ thế nào thì nhà bán lẻ cũng không quan tâm vì mục đích của họ quá rõ  ràng, đó là để khách hàng tự cho rằng suy luận của mình là đúng. Và chính trong lúc khách  hàng đang liên tưởng với những phán đoán của mình thì cũng là lúc nhà bán lẻ thu được lợi  ích kinh tế lớn. 

Ví dụ 

Nhà hàng Bosses ở tiểu bang Alaska, Mỹ rất được khách hàng ưa thích. Nhà hàng sở dĩ lấy  tên là Bosses (Các ông chủ) không phải vì nó chỉ chuyên phục vụ quan chức mà vì trên  tường của nhà hàng có treo rất nhiều ảnh của các quan chức bao gồm tổng thống, lãnh đạo  bang, thị trưởng... Điều này đã giúp cho nhà hàng trở nên nổi tiếng và mang lại lợi ích kinh  tế lớn. 

Chuyện này bắt đầu từ một sự tình cờ khi chủ cửa hàng tham gia một buổi triển lãm. Ông  thấy một tấm biển quảng cáo đặt phía trước một gian hàng có nội dung như sau: “Sản phẩm  mà ngay cả Tổng thống cũng ưa thích, chẳng lẽ bạn lại không thích?” Chính lời quảng cáo  này đã kéo một lượng khách hàng lớn đến với gian hàng của họ.  

Sau sự việc đó, chủ cửa hàng cũng nghĩ: “Tại sao mình không dựa trên sự quan tâm đặc biệt  của khách hàng đến những nhân vật của công chúng để cải thiện kinh doanh nhỉ?” Sau một  khoảng thời gian suy nghĩ, chủ cửa hàng quyết định sử dụng phương án Nói bóng gió. 

Trước tiên, ông cho treo một bức ảnh của tổng thống lên tường, đồng thời đưa những suất  ăn và món ăn có liên quan đến tổng thống vào thực đơn. Điều này sẽ khiến khách hàng phải  suy đoán xem liệu có phải tổng thống đã từng dùng bữa ở đây không, đây có phải là món mà  tổng thống từng ăn không, món tổng thống từng ăn mùi vị ra sao...  

Có một số khách hiếu kỳ đem những câu hỏi này hỏi thẳng chủ nhà hàng, nhưng ông đều  không trả lời rõ ràng mà chỉ mỉm cười. Dần dần, những bức ảnh của các vị quan chức treo  trên tường ngày một nhiều, trong đó có cả những bức ảnh chụp cảnh một vài quan chức  đang dùng bữa ngay tại nhà hàng. Điều này càng khiến khách hàng củng cố suy đoán của họ

rằng: Tổng thống đã từng dùng bữa tại đây. Về sau, chủ nhà hàng quyết định đổi tên nhà  hàng thành Bosses, ám chỉ rằng đã từng có nhiều vị quan chức lãnh đạo đến đây dùng bữa.  Từ đó, việc kinh doanh của nhà hàng ngày càng tốt lên vì mọi người ai cũng muốn thử ăn  những món ăn mà các vị quan chức đã từng ăn. Đương nhiên, sự thật thì chỉ có chủ nhà  hàng mới hiểu: tổng thống hay hầu hết các vị lãnh đạo đó đều chưa từng ăn ở nhà hàng của  mình. Đây chỉ là một chiêu thu hút khách mà thôi. 

Đánh giá phương án 

Bản chất của phương án này thực ra là dẫn dắt khách hàng suy nghĩ theo một hướng mơ hồ,  để khách hàng tự cho rằng những gợi ý bóng gió nhà bán lẻ đưa ra là sự thật và sau đó hành  động theo phán đoán đó của mình. Phương án này có hai điểm chính sau: 

1. Nâng cao tên tuổi nhà bán lẻ 

2. Tận dụng sơ hở trong tâm lý của khách hàng 

3. Hiệu ứng điểm danh  

Hiệu ứng điểm danh là một dạng quảng cáo truyền thông đặc biệt. Những quảng cáo trên  phương tiện truyền thông mà chúng ta thường thấy đều có chút phóng đại về công năng và  hiệu quả của sản phẩm. Điều này khiến khách hàng không thực sự tin tưởng. Nhưng nếu  những quảng cáo này do chính miệng khách hàng nói ra thì có thể khẳng định rằng hiệu quả chắc chắn sẽ rất cao.  

Do đó, một số nhà bán lẻ đã áp dụng phương án quảng cáo điểm danh này bằng cách tìm  đến những nơi công cộng, sau đó gợi ý để khách hàng nói ra tên của cửa hàng mình một  cách tình cờ. 

Ví dụ 

Victoria Hotel là một khách sạn mới mở, do đó chưa có thương hiệu và danh tiếng. Giám  đốc khách sạn, ông Bruce, đang tìm kiếm một phương án quảng cáo phù hợp, chi phí thấp  để tạo dựng tên tuổi cho khách sạn. 

Không lâu sau, cơ hội đã đến với ông. Thống đốc bang muốn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật  cá nhân tại quê nhà, cũng chính là thị trấn mà khách sạn Victoria đang tọa lạc. Mặc dù  không phải là hoạt động chính thức của chính quyền nhưng sự kiện này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông. Ngay lập tức, giám đốc khách sạn bắt tay vào điều  tra về lịch trình tổ chức bữa tiệc sinh nhật và danh sách đoàn đi cùng. Sau khi biết tin sẽ có  một đoàn phóng viên 50 người, trong đó có phóng viên của ba đơn vị truyền thông lớn nhất  bang là đài truyền hình, đài phát thanh và một tờ báo nổi tiếng đến đưa tin, ông Bruce đã  quyết định thực hiện từng bước một kế hoạch đã được ấp ủ từ lâu. 

Đầu tiên, bằng các mối quan hệ xã hội có được, ông đã mời được đoàn phóng viên đến  khách sạn của mình, đồng thời nhiều lần mời các nhân viên tháp tùng đến tham quan và 

thưởng thức các dịch vụ tại khách sạn. Sau đó, ông trưng cầu ý kiến và cảm nhận của họ về chất lượng và các dịch vụ của khách sạn. 

Tiếp theo, ông Bruce bắt đầu chuẩn bị tất cả các bước cần thiết cho việc truyền hình trực  tiếp từ hiện trường. Ông cho lắp đặt hệ thống ăng-ten hình quạt trên nóc khách sạn giúp các  phóng viên gửi tin bài về đài hoặc cơ quan báo chí được thuận lợi, đồng thời bố trí để biến  những phòng khách cao cấp trở thành phòng làm việc thuận tiện cho phóng viên. Đối với ba  cơ quan lớn trực thuộc bang là đài truyền hình, đài phát thanh và tòa soạn báo, ông Bruce  tiếp đãi vô cùng chu đáo. Ông giới thiệu ba địa điểm đẹp nhất của khách sạn cho ba cơ quan  này để làm hiện trường đưa tin. Ngoài ra, để khiến khách hàng ghi nhớ tên của khách sạn,  ông Bruce đưa ra kiến nghị sẽ ưu đãi tối đa cho chi phí của các cơ quan truyền thông nếu họ đồng ý nói: “Chúng tôi đang đưa tin từ khách sạn Victoria” trước mỗi bản tin được phát  sóng. Đương nhiên, những đơn vị này đều sẵn sàng hợp tác. 

Tại thời điểm diễn ra bữa tiệc sinh nhật của thống đốc, rất nhiều bạn bè người thân của  thống đốc cùng với hơn 50 phóng viên đã có mặt tại khách sạn Victoria. Khung cảnh lộng  lẫy của khách sạn Victoria xuất hiện trên các kênh truyền hình với lời giới thiệu của người  dẫn chương trình: “Chúng tôi đang đưa tin từ khách sạn Victoria.” Vậy là, xen giữa những  tiếng nâng ly chúc mừng, cái tên Victoria được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, truyền khắp bang  và dần in đậm trong tâm trí của những người theo dõi chương trình. Sau bữa tiệc, phu nhân  thống đốc còn gửi đến khách sạn một bức thư cảm ơn với nội dung: “Rất cảm ơn sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình của các vị. Phu quân và tôi đã có một đêm vô cùng đáng nhớ tại khách  sạn của các vị.” 

Sau thành công của hoạt động lần này, danh tiếng của khách sạn Victoria nổi lên như cồn.  Từ đó, phóng viên, khách du lịch hay thương nhân khi đến đây đều tìm đến với khách sạn  Victoria.  

Đánh giá phương án 

Thông qua các hoạt động xã hội để nâng cao tên tuổi của mình là một trong những phương  thức được các nhà bán lẻ sử dụng nhiều nhất. Trong đó, hiệu ứng điểm danh là phương án  khá điển hình. Có ba điểm đáng để các nhà bán lẻ tham khảo và học tập trong phương án  này, đó là: 

1. Tận dụng sự tin tưởng của khách hàng với truyền thông để tiến hành quảng cáo.

2. Dựa vào danh tiếng của người nổi tiếng để đạt hiệu quả quảng cáo.

3. Thay đổi phương thức quảng cáo.

4. Hiệu ứng so sánh 

Mục đích của việc so sánh là để khách hàng nhìn thấy hiệu quả thực tế sau khi sử dụng sản  phẩm hoặc dịch vụ của nhà bán lẻ, từ đó tin tưởng và chấp nhận sản phẩm, dịch vụ đó. Đây  chính là hiệu ứng so sánh.

Nhiều khi lý do khách hàng không lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn đơn giản chỉ vì họ không thấy được sự khác biệt rõ rệt nào mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn đem lại cho họ,  do đó, họ cho rằng việc sử dụng chúng là không cần thiết. Phương án tốt nhất để giải quyết  vấn đề này chính là để khách hàng tự so sánh, để họ thấy được sự khác biệt trước và sau khi  sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Ví dụ 

Tân Thời Đại là một cửa hàng rửa xe thông thường nằm trong khu vực đang rất phát triển  của thành phố. Trong khi các cửa hàng đối thủ khác đang đau đầu vì không có khách thì cửa  hàng này lại tấp nập khách ra vào, trong đó có cả khách hàng quen lẫn khách hàng mới. Và  dù là khách hàng quen hay mới thì họ đều rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại đây. 

Bí quyết kinh doanh của họ rất đơn giản, đó là lợi dụng hiệu ứng so sánh. Họ cho đặt hai  chiếc xe giống nhau cùng hãng, cùng dòng đã không sử dụng nữa ở phía trước cửa hàng.  Một chiếc bị phủ một lớp bụi trên bề mặt, phía trước gắn biển “Trước khi rửa”, chiếc còn lại  sạch bóng, tươm tất với dòng chữ “Sau khi rửa”. Hai chiếc xe hoàn toàn giống nhau nhưng  mức độ sạch sẽ khác nhau tạo ra hiệu ứng so sánh rất rõ ràng. Từ đó, khách hàng đã nhìn  thấy sự khác biệt lớn khi sử dụng dịch vụ của cửa hàng và đều tìm đến đây để được sử dụng  dịch vụ đó. Chính vì thế mà việc kinh doanh của cửa hàng này tốt hơn nhiều so với những  cửa hàng đối thủ. 

Đánh giá phương án 

Phương án này không thắng lợi ở giá cả hay ở dịch vụ mà ở chỗ biết cách lợi dụng thị giác  khách hàng. Cảm giác khách hàng có được là do họ tận mắt nhìn thấy trực tiếp, không có gì  đáng phải nghi ngờ. Do đó, cửa hàng Tân Thời Đại áp dụng phương án trên để thu hút  khách hàng là hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả.


Chương 2.

QUẢNG CÁO TRÊN CÁC  PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 

1. Hiệu ứng khuếch trương 

Khuếch trương là phương thức phóng đại, nói quá nhằm gây ấn tượng với khách hàng, sau  đó để khách hàng hiểu về sản phẩm và cuối cùng quyết định mua sản phẩm đó. Để đạt được  hiệu quả cao nhất, nhà bán lẻ nên hợp tác với truyền thông để dựa vào sức mạnh của truyền  thông giúp ngày càng nhiều khách hàng biết đến, sau đó, hiểu và mua sản phẩm, dịch vụ của  bạn. 

Ví dụ 

Một thương hiệu đồng hồ vừa được đưa ra thị trường và vẫn chưa thu hút được sự quan  tâm chú ý của khách hàng. Nguyên nhân là do các thiết bị như máy tính, điện thoại di động  đều đã được trang bị đồng hồ. Bên cạnh đó, chính khách hàng vẫn chưa tin tưởng vào chất  lượng của nhãn hiệu đồng hồ mới này. Do đó, để thay đổi thái độ của khách hàng với sản  phẩm thì bắt buộc cửa hàng phải chứng minh được chất lượng của sản phẩm, để khách  hàng phải tâm phục khẩu phục, nếu không mọi chuyện sẽ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng  tiêu cực. 

Thời điểm đó, Hội chợ triển lãm sản phẩm chuẩn bị được tổ chức. Giám đốc cửa hàng quyết  định sẽ tham gia để nhân dịp này chứng minh cho khách hàng thấy chất lượng sản phẩm  của mình. Đồng thời, ông còn mời đến gian hàng một nhóm phóng viên truyền hình để thực  hiện một đoạn quảng cáo cho cửa hàng. Đúng ngày diễn ra triển lãm, giám đốc cửa hàng cho  treo một biển quảng cáo cỡ lớn trước gian hàng của mình với nội dung: Nếu bạn muốn xem  đồng hồ chạy dưới nước thế nào, hãy đến với gian hàng của chúng tôi! 

Đồng hồ có thể chạy dưới nước? Có phải trò đùa không? Chính mối hoài nghi này đã thu hút  lượng lớn khách hàng đến với gian hàng để tận mắt chứng kiến chuyện gì xảy ra. Quả nhiên,  điều khách hàng nhìn thấy là khi ở dưới nước, đồng hồ vẫn chạy như bình thường, nửa  tiếng trôi qua mà vẫn không có vấn đề gì. Đương nhiên, phóng viên đài truyền hình đã ghi  lại sự việc này và phát sóng vào những ngày tiếp theo.  

Không lâu sau, công việc kinh doanh của cửa hàng bắt đầu tiến triển. Rất nhiều khách hàng  sau khi xem xong đoạn quảng cáo đã tìm đến với cửa hàng và trước khi quyết định mua  hàng, họ cũng đều yêu cầu được thử đồng hồ chạy dưới nước. Khi đó, các nhân viên bán  hàng đều không do dự đặt ngay sản phẩm vào bình nước bên cạnh để chứng minh. Trước  cảnh tượng đó, khách hàng đều phải thán phục và vui vẻ bỏ tiền ra mua.  

Đánh giá phương án

Hiệu ứng khuếch trương được tạo ra từ việc thực hiện một việc nào đó trái với hành động  hoặc tư duy thông thường, từ đó thu hút khách hàng, khiến khách hàng phải đi từ tò mò đến  ngạc nhiên và thán phục. Phương án này có hai ưu điểm đáng để nhà bán lẻ học tập, đó là: 

1. Thể hiện chất lượng sản phẩm  

2. Nắm bắt tâm lý hiếu kỳ của khách hàng 

2. Nhân chứng 

Nhà bán lẻ sẽ chọn ra những khách hàng tiêu biểu nhất trong số các khách hàng của mình,  có khả năng chứng minh chất lượng của sản phẩm, sau đó lập thành một danh sách bao gồm  tên tuổi, nghề nghiệp, phương thức liên hệ cùng với những tài liệu liên quan đến tình hình  sử dụng sản phẩm của khách rồi treo trước cửa hàng để các khách hàng tiện liên hệ, tham  khảo và tư vấn về sản phẩm. Đương nhiên, cần lưu ý trước khi công bố những tài liệu này  cần phải được sự đồng ý của khách hàng trước để tránh rắc rối. 

Ví dụ 

Một nhãn hiệu thuốc điều trị bệnh phong thấp quyết định tìm đại lý phân phối tại một thị trấn trong bối cảnh thuốc giả đang tràn lan. Cuối cùng, cửa hàng Thiên Khang Đường mới  mở được chọn là đại lý của nhãn hiệu thuốc này. Vì còn rất mới nên cả cửa hàng và nhãn  hiệu thuốc này đều bị khách hàng lo sợ bị lừa đảo nên từ chối. 

Trước tình hình đó, chủ cửa hàng không những không nản chí mà còn tích cực suy nghĩ tìm  kiếm phương án quảng cáo khác hiệu quả hơn. Đầu tiên, ông áp dụng chiến lược để khách  hàng sử dụng miễn phí sản phẩm của mình. Ông đến các bệnh viện tìm gặp những bệnh  nhân mắc bệnh phong thấp điển hình rồi phát thuốc miễn phí cho họ sử dụng. Sau đó, ông  định kỳ đến thăm hỏi về tình hình sức khỏe của họ sau khi dùng thuốc, đồng thời tiến hành  kiểm tra và theo dõi từng bước trong quá trình điều trị của họ. Tiếp theo, cửa hàng liên hệ với đài phát thanh để biên tập và phát sóng một chương trình tọa đàm nhiều tập về bệnh  phong thấp, qua đó khiến khách hàng hiểu hơn về sản phẩm thuốc uống điều trị bệnh  phong thấp của cửa hàng. Ban đầu, hiệu quả đạt được không mấy rõ rệt nhưng về sau, khi  chương trình được phát sóng nhiều lần và đã dần đi vào cuộc sống của người dân thì họ đã  hiểu và quan tâm hơn đến cửa hàng và nhãn hiệu của loại thuốc này. 

Sau khi hoàn tất các chương trình quảng cáo trên phát thanh thì quá trình điều trị của các  bệnh nhân dùng thuốc miễn phí kết thúc. Họ đều cảm nhận được chuyển biến tích cực rõ  ràng sau khi dùng thuốc mà cửa hàng cung cấp, đồng thời đồng ý để cửa hàng sử dụng  những tài liệu liên quan đến họ để phục vụ cho mục đích quảng cáo cửa hàng. Sau đó, chính  việc công bố tài liệu của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm thuốc này đã tạo nên  hiệu ứng lớn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khách hàng đã tìm đến họ để hỏi thăm về chất lượng của sản phẩm thuốc mà họ đã dùng. Sau khi biết được tất cả đều là thật thì  khách hàng chủ động tìm đến với hiệu thuốc Thiên Khang Đường.  

Đánh giá phương án

Nhà bán lẻ muốn khách hàng tin tưởng thì trước tiên phải đưa ra được chứng cứ để thuyết  phục họ. Quảng cáo chỉ là phương án nhằm cho khách hàng biết rằng cửa hàng của bạn bán  sản phẩm gì, còn để khách hàng tin tưởng và đến mua sản phẩm đó của bạn thì cần phải làm  nhiều hơn thế. 

Trong phương án dùng người làm chứng như ví dụ trên có hai điều đáng để các nhà bán lẻ suy nghĩ: 

Cho đi trước, nhận lại sau: Cho đi ở đây chính là hành động để khách hàng dùng thử miễn  phí sản phẩm của mình. Khi khách hàng còn giữ thái độ hoài nghi, không tin tưởng về một  loại sản phẩm mới hoặc một cửa hàng mới thì đây tỏ ra là một phương thức rất hữu hiệu để thu hút được khách hàng. Sau khi đã dùng thử sản phẩm của bạn và cảm thấy hài lòng thì  họ bắt đầu hình thành niềm tin với bạn và sản phẩm. 

Hình thức quảng cáo: “Nhân chứng” không những đóng vai trò là một bằng chứng sống  chứng minh cho chất lượng sản phẩm mà còn đóng vai trò là một kênh “quảng cáo sống”.  Do đó, phương án khéo léo dùng người làm chứng trong ví dụ trên hết sức hiệu quả trong  việc quảng cáo, tuyên truyền và thúc đẩy tiêu thụ của các nhà bán lẻ. Đương nhiên, phương  án này cần được vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể của từng nhà bán lẻ để đạt được  hiệu quả cao nhất. 

3. Hiệu ứng người nổi tiếng 

Muốn nâng cao danh tiếng, nhà bán lẻ nhất thiết phải nâng cao sự quan tâm của khách hàng  đối với thương hiệu và sản phẩm của mình. Mà những người nổi tiếng lại là những người  luôn được quan tâm, chú ý. Chính vì thế, phương án hiệu ứng người nổi tiếng đã ra đời để có thể kết hợp được giữa một bên cần, còn một bên thừa sự quan tâm. Nhà bán lẻ sẽ dựa  vào sự quan tâm của đông đảo khách hàng đến một nhân vật nổi tiếng khiến họ cũng phải  chú ý đến mình và tìm đến với cửa hàng mình để từ đó nâng cao tiếng tăm, đồng thời nâng  cao lượng tiêu thụ.  

Ví dụ 

Nhà hàng William trước kia có một tên gọi khác, chỉ từ khi tổng thống Bill Clinton lên nhậm  chức thời điểm đó thì cửa hàng mới đổi thành tên như hiện nay. William chính là tên hồi trẻ của cựu tổng thống Bill Clinton. Sở dĩ chủ nhà hàng quyết định đổi tên cửa hàng thành  William vì muốn dựa vào sự nổi tiếng của ông để quảng cáo cho nhà hàng. 

Nhưng chỉ đổi tên thôi thì chưa thể đạt được hiệu quả quảng cáo như mong muốn. Chủ cửa  hàng đã thông qua các mối quan hệ của mình để tìm hiểu và cuối cùng biết được danh sách  những món ăn mà tổng thống và phu nhân thích ăn nhất, sau đó tìm mọi cách để tuyên  truyền rộng rãi. 

Lấy tên của tổng thống mới nhậm chức để đặt tên cho nhà hàng là một điều khiến nhiều  người chú ý, danh sách những món ăn mà vợ chồng tổng thống thích còn tạo nên sự chú ý  lớn hơn vì khách hàng nào cũng tò mò muốn biết những món ăn đó có mùi vị như thế nào. 

Với sự tò mò ấy, lượng khách hàng đến với nhà hàng William ngày một đông và hầu như  mọi khách hàng đều gọi những món trong danh sách món ăn yêu thích của vợ chồng tổng  thống.  

Mục đích ban đầu đã đạt được nhưng chủ cửa hàng không dừng lại ở đó. Ông muốn tạo cho  nhà hàng một hình ảnh gắn kết hơn nữa với cái tên cũng như với tổng thống. Do đó, ông đã  cho làm một bức điêu khắc với ý tưởng tổng thống, phu nhân và cô con gái của họ đang  cùng nhau bước vào nhà hàng và cho đặt ngay ở sảnh chính. Đã không ít khách hàng bị chính bức tượng ấy “lừa” vào nhà hàng, sau đó mới thực sự bị thu hút bởi những món ăn ở 

đây. Nhiều khách hàng sau khi dùng bữa xong ở đây còn không quên chụp một bức hình lưu  niệm với bức tượng tổng thống và phu nhân ở sảnh chính. Chính những bức ảnh như thế cũng đã góp phần không nhỏ vào việc quảng cáo cho cửa hàng. 

Trong khoảng thời gian tổng thống Bill Clinton đương nhiệm, nhà hàng này trở nên nổi  tiếng khắp vùng và hầu như ngày nào cũng chật cứng khách. 

Đánh giá phương án

Từ ví dụ cụ thể trên, chúng ta có thể rút ra được những điểm đáng lưu ý sau:

1. Đừng để hình tượng của người nổi tiếng “chết” trong cửa hàng của bạn.

2. Quảng cáo phải thích hợp, không nên miễn cưỡng.

3. Quảng cáo phải có chiều sâu để tránh gây cảm giác nhàm chán cho khách hàng.

 

4. “Mượn tay” truyền thông 

Nhiều nhà bán lẻ khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ phải cùng lúc đối mặt với hai khó khăn:  hiệu quả kinh doanh chưa cao và chi phí quảng cáo quá lớn. Để giải quyết được vấn đề này,  phương án quảng cáo “mượn tay” truyền thông ra đời nhằm tận dụng nguồn lực của người  khác để tiến hành quảng cáo cho mình. 

Ví dụ 

Ông Hồ là chủ một cửa hàng mới mở, vì vậy cũng giống như các cửa hàng khác, ông phải đối  mặt với hai vấn đề lớn: hiệu quả kinh doanh chưa cao và chi phí cho quảng cáo quá lớn. 

Trong một lần tình cờ, một mẩu tin tức đã khiến ông rất chú ý. Mẩu tin có nội dung: Ngày  mai một bệnh viện sẽ tổ chức chương trình biểu diễn kịch để quyên góp từ thiện tại quảng  trường thành phố. Lúc đó, ông chủ Hồ nghĩ, như vậy thì ngày mai quảng trường sẽ tập trung  rất nhiều người, đặc biệt là giới truyền thông cũng sẽ có mặt để đưa tin. Vậy tại sao mình  không nhân cơ hội này để lộ diện và quảng cáo cho cửa hàng? Quảng trường hôm đó đúng  là rất nhiều người. Ông chủ Hồ đến ngay phòng bán vé, hỏi mua vé có vị trí ngồi đẹp nhất.  Buổi quyên góp bắt đầu, người dẫn chương trình giới thiệu từng người ngồi hàng trên và  tên của ông chủ Hồ cũng được nhắc đến. Khi đó, tất cả máy quay, máy ảnh đều hướng về phía ông, biến ông trở thành trung tâm. Vì cho rằng ông là một nhân vật lớn nên rất nhiều 

người đã đi nghe ngóng và hỏi thăm về ông. Ngày hôm sau, tất cả các cơ quan báo chí trong  thành phố đưa tin về chương trình quyên góp từ thiện đều thấy có mặt ông chủ Hồ. Do đó,  tất nhiên, cửa hàng và sản phẩm của ông đã trở thành một đề tài được nhiều người nhắc  đến, chỉ trong một thời gian ngắn, tiếng tăm của cửa hàng ông đã nổi như cồn. Vì ông chủ Hồ tham gia vào một hoạt động từ thiện nên hình ảnh của ông và cửa hàng trong lòng khách  hàng rất tốt, rất nhiều khách hàng đã tìm đến và mua sản phẩm của cửa hàng. 

Đánh giá phương án 

Đối với giới truyền thông, dù họ quảng cáo cho ai cũng không ảnh hưởng gì đến họ cả.  Nhưng đối với nhà bán lẻ thì việc được xuất hiện trên truyền hình có một ý nghĩa rất lớn vì  mỗi lần được xuất hiện là một lần họ quảng cáo cho cửa hàng và sản phẩm của mình. Mặc  dù hiệu quả đạt được là rất cao nhưng chi phí cho nó khi nhà bán lẻ biết cách ứng dụng  phương án này lại không hề cao chút nào.


Chương 3.

KHUYẾN MÃI VỚI HOẠT  ĐỘNG CÔNG ÍCH 

1. Một đồng tình nghĩa 

Khuyến học luôn được cho là một trong số những hoạt động từ thiện mang tính tích cực  nhất. Các nhà bán lẻ nhanh nhạy không bỏ lỡ cơ hội kết hợp giữa việc tích cực hưởng ứng  các hoạt động khuyến học với các chương trình khuyến mãi của mình. Một trong những  phương án được sử dụng nhiều nhất chính là phương án một đồng tình nghĩa. 

Sở dĩ gọi là một đồng tình nghĩa vì với mỗi số tiền khách hàng mua sản phẩm, nhà bán lẻ sẽ trích ra một đồng để góp vào quỹ khuyến học, giúp trẻ em những vùng khó khăn có cơ hội  hoàn thành việc học tập của mình. Đây là hành động dễ khiến khách hàng cảm động nhất và  do đó cũng dễ kích thích sức mua của khách hàng nhất. 

Ví dụ 

Tây Bắc là một vùng nghèo khó và lạc hậu, đặc biệt đối với trẻ em nơi đây thì một việc  tưởng chừng rất bình thường như đến lớp học chữ lại là một điều vô cùng xa xỉ. Trong bối  cảnh đó, giám đốc A của siêu thị B sau một lần tình cờ phát hiện ra thực tế này đã quyết  định sẽ tổ chức một hoạt động khuyến học mang tên Một đồng tình nghĩa ngay tại siêu thị của mình. Nội dung của chương trình rất đơn giản, với mỗi 50 nghìn đồng mà khách hàng  mua hàng tại siêu thị, siêu thị sẽ bỏ ra 1 nghìn đồng để quyên góp cho một trường tiểu học  miền Tây Bắc. 1 nghìn đồng có vẻ như rất nhỏ, nhưng tính trên doanh thu một ngày của siêu  thị thì số tiền quyên góp được là một con số tương đối. 

Để khách hàng hiểu hơn về thực tế khó khăn của các em học sinh nơi đây, giám đốc A đã lên  đường đến Tây Bắc, chụp lại những hình ảnh về những ngôi trường nhỏ đơn sơ, với trang  thiết bị học tập, đồ đạc, bàn ghế, bảng đen cũ nát, tồi tàn cùng với những khuôn mặt gầy gò  nhưng ngây thơ của các em học sinh. Sau đó, khi trở về, ông cho phóng to những bức ảnh đó  lên rồi treo ở khu vực xung quanh siêu thị. Dưới mỗi bức ảnh đều có những dòng chú thích  để khách hàng nhìn vào đó sẽ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh nơi  đây. 

Sau khi cho treo những bức ảnh này lên được một tuần thì giám đốc A quyết định tổ chức  hoạt động khuyến học để quyên góp tiền cho những em học sinh nơi đây. Khách hàng khi  mua hàng tại siêu thị, với mỗi 50 nghìn đồng trên hóa đơn mua hàng đều có thể yêu cầu  nhân viên phục vụ bỏ 1 nghìn đồng vào thùng quyên góp. Chìa khóa của thùng quyên góp  này do người phụ trách của quỹ khuyến học giữ và hàng ngày, vào một giờ nhất định, siêu  thị cùng với người phụ trách quỹ sẽ tiến hành kiểm đếm ngay tại siêu thị dưới sự theo dõi  và giám sát của khách hàng. Số tiền quyên góp được sẽ được công bố tại bảng quảng cáo  của siêu thị để khách hàng có thể theo dõi.

Do tác động của những bức ảnh về hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh phía Tây Bắc,  cùng mong muốn đóng góp chút quà nhỏ dành cho các em học sinh vùng cao của các khách  hàng nên trong những tháng tiếp theo, việc kinh doanh của siêu thị đều rất tốt, doanh thu  không ngừng tăng lên. Do đó, có thể nói với phương án lần này, giám đốc A không những đã  giúp các em nhỏ ở miền núi phía Tây nghèo khó mà đồng thời còn phát triển được cả công  việc kinh doanh của mình. 

Đánh giá phương án 

Phương án khuyến mãi dưới hình thức các hoạt động từ thiện thường xuyên được nhà bán  lẻ sử dụng. Tuy nhiên, không phải nhà bán lẻ nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn  khi sử dụng phương án này vì những tình huống cụ thể khác nhau đòi hỏi những cách thức  thực hiện khác nhau. Nhưng có một điểm chung mà tất cả các nhà bán lẻ cần phải hết sức  lưu ý khi sử dụng phương án này đó là phải làm sao gây dựng được niềm tin từ khách hàng,  để họ thực sự tin tưởng rằng hoạt động với ý nghĩa từ thiện của bạn là thật chứ không phải  một trò lừa đảo. 

2. Nhận nuôi thú cưng miễn phí 

Việc nuôi dưỡng những vật nuôi bị bỏ rơi tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến việc  kinh doanh của nhà bán lẻ. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ thông minh sáng tạo đã biết kết  hợp chúng lại với nhau để đưa ra một phương án khuyến mãi hết sức mới mẻ – nhận nuôi  thú cưng miễn phí. Các nhà bán lẻ này sẽ đưa những con thú cưng từ trạm thu nhận về, sau  đó đặt tại sảnh cửa hàng của mình. Tất cả các khách hàng đến với cửa hàng nếu đủ điều kiện  sẽ được tùy ý lựa chọn một con thú cưng để nhận nuôi. 

Ví dụ 

Thượng Hải là một đô thị lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong hầu hết mọi  ngõ ngách của Thượng Hải, người ta đều dễ dàng bắt gặp những con vật hoang nhỏ tội  nghiệp đang lang thang đi tìm thức ăn. Những con vật này trước kia cũng từng là thú cưng  trong các gia đình, nhưng có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng bị bỏ rơi và trở thành thú hoang. 

Trước thực trạng đó, ông Hà – chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ăn cho thú cưng đã  quyết định sẽ tổ chức hoạt động khuyến mãi Nhận nuôi thú cưng miễn phí tại cửa hàng của  mình. Tất cả các khách hàng nếu mua hàng tại cửa hàng tới một mức nhất định sẽ có cơ hội  lựa chọn nhận nuôi một con thú cưng. Và nếu họ ký với cửa hàng một bản thỏa thuận sẽ không bỏ rơi những con thú cưng này thì cửa hàng sẽ cung cấp cho họ một lượng sản phẩm  có thể đủ nuôi những con thú cưng này trong vòng một tuần. 

Ông chủ Hà rất tự tin với phương án này vì cho rằng, khách hàng đến với cửa hàng đều là  những người đang nuôi thú cưng trong nhà, hơn nữa hầu hết họ đều có điều kiện kinh tế.  Vậy thì nuôi một hay hai con thú cưng cũng chẳng có mấy khác biệt. Hơn nữa, những khách  hàng này khi đi mua hàng thường sẽ dắt theo cả con nhỏ mà những chú chó mèo nhỏ nhắn, 

hoạt bát, dễ thương lại luôn có một sức hút rất lớn đối với trẻ con. Do đó, tỷ lệ khách hàng  chịu nhận nuôi những con thú hoang này là rất lớn. 

Chính nhờ hoạt động này mà trong vòng một tháng sau đó, cửa hàng của ông Hà luôn tấp  nập người ra vào. 

Đánh giá phương án 

Các phương án quảng cáo và khuyến mãi của nhà bán lẻ có thể được sáng tạo từ bối cảnh  những sự vật và sự việc xung quanh. Một đồ vật có thể chẳng có giá trị gì trong mắt người  khác nhưng lại có thể trở thành một công cụ quảng cáo và khuyến mãi hữu hiệu đối với nhà  bán lẻ. Giống như trong phương án trên, những con vật hoang đã trở thành công cụ rất hữu  ích trong chương trình khuyến mãi của cửa hàng ông chủ Hà và cửa hàng đã kiếm được  khoản lợi nhuận không nhỏ từ chúng. 

3. Tặng học phí 

Học phí luôn là một vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu. Nắm bắt được thực tế này, một vài nhà bán lẻ đã đưa ra phương án khuyến mãi tặng học phí nhằm thu hút khách  hàng là các bậc phụ huynh. Cách tiến hành phương án rất đơn giản: khách hàng chỉ cần mua  hàng tại cửa hàng của nhà bán lẻ với một mức tiền nhất định sẽ có cơ hội bốc thăm nhận  phần thưởng và phần thưởng nhận được chính là học phí cho con cái họ. Nếu khách hàng có  con đang đi học thì phần thưởng sẽ được chuyển trực tiếp cho trường mà con họ đang theo  học. Còn nếu khách hàng chưa có con, phần thưởng sẽ được dành cho con của người thân,  bạn bè họ hoặc được quyên góp cho trẻ em những gia đình khó khăn. 

Ví dụ 

Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet, rất nhiều trẻ em thông thạo máy vi tính và  những tiện ích của nó. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của  cửa hàng sách báo Thư Thành. Đối mặt với thực trạng này, chủ cửa hàng – ông Thành quyết  định tiến hành chương trình khuyến mãi tặng học phí để thu hút khách hàng và khơi gợi  niềm hứng thú của các em học sinh với sách báo giấy. 

Vào dịp nghỉ hè, chương trình được chính thức tiến hành với nội dung như sau: mọi khách  hàng khi mua hàng tại cửa hàng với một mức tiền nhất định sẽ có cơ hội tham gia chương  trình bốc thăm trúng thưởng với phần thưởng là những suất học phí. Khách hàng sẽ được  phân ra làm ba cấp độ dựa vào hóa đơn thanh toán của khách: cấp 1 là những khách hàng  mua với hóa đơn từ 300 nghìn đồng, cấp 2 là từ khoảng 201 nghìn đồng đến 299 nghìn  đồng, cấp 3 từ 101 nghìn đồng đến 199 nghìn đồng. Khách hàng khi mua hàng với hóa đơn  thuộc các mức trên chỉ cần bỏ thêm 10 nghìn đồng là có thể tham gia chương trình khuyến  mãi. Căn cứ theo mức độ được chia như trên, phần thưởng cũng được chia thành ba mức: 3  nghìn nghìn cho khách hàng cấp 1, 2 triệu đồng cho khách hàng cấp 2 và 1 triệu đồng cho  khách hàng cấp 3. Hơn nữa, khách hàng cấp 1 có thể được bốc thăm ở tất cả các mức, khách  hàng cấp 2 chỉ được bốc thăm ở mức 2 và 3, còn khách hàng cấp 3 thì chỉ được bốc thăm ở mức 3. 

Để tạo hiệu ứng lớn hơn cho chương trình, cửa hàng còn công bố danh sách những khách  hàng trúng thưởng để các khách hàng khác tiện theo dõi diễn biến chương trình và từ đó  kích thích sức mua của họ. Nghe nói đến chương trình Tặng học phí của cửa hàng, rất nhiều  phụ huynh đã dẫn theo con đến đây để tìm kiếm cơ hội trúng thưởng. Cùng với việc công bố tên khách hàng trúng thưởng, cửa hàng đã tạo nên một cao trào mới trong việc mua và bán  sách báo giấy, hàng ngày khách ra vào tấp nập. Mặc dù với mỗi cấp khách hàng chỉ có 5 suất  phần thưởng nhưng chương trình vẫn tạo ra được hứng thú lớn cho khách hàng và lượng  khách bị thu hút đến cửa hàng ngày một tăng lên. 

Đánh giá phương án 

Phương án tặng học phí mà cửa hàng sách báo trên áp dụng sở dĩ có thể đạt được thành  công như vậy vì nó đánh trúng được tâm lý khách hàng, tặng cho họ thứ mà họ cần, đó là  học phí cho con cái. Có thể với nhiều gia đình, vấn đề học phí cho con cái không phải là quá  lớn nhưng phần thưởng mà cửa hàng đưa ra vẫn có sức hút nhất định đối với họ. Hơn nữa,  việc mua sách cho con cái là một nhu cầu không thể thiếu của các bậc phụ huynh, do đó, nếu  có thêm một phần thưởng nhỏ nào đó làm sức hút thì lại càng có thể kích thích được nhu  cầu mua của khách hàng và do đó, lượng tiêu thụ sách báo của cửa hàng sẽ tăng lên nhanh  chóng. 

Từ phương án trên, các nhà bán lẻ có thể rút ra rằng: việc thiết kế các chương trình khuyến  mãi không những đòi hỏi phải đủ sức hấp dẫn để thu hút khách hàng mà tốt nhất còn phải  phù hợp với mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra tiếng nói chung giữa nhà bán lẻ với  khách hàng. Một phương án đáp ứng được cả hai điều kiện trên sẽ là một phương án hoàn  hảo và đem lại hiệu quả cao cho nhà bán lẻ.  

4. Gửi trao hy vọng 

Phương án khuyến mãi gửi trao hy vọng chính là một phương án giúp đỡ người khác dựa  trên những hành động hết sức tình cờ của khách hàng. Việc khách hàng đi mua hàng có thể là hành động có tính toán, có lựa chọn. Tuy nhiên, có thể khách hàng sẽ không biết rằng,  một phần số tiền họ thanh toán cho nhà bán lẻ sẽ được trích ra để giúp đỡ người khác. Xét  từ một góc độ nào đó, đây chính là một hành động giúp đỡ người khác của khách hàng, chỉ 

có điều hành động này diễn ra mà họ không hề hay biết và chú ý. 

So với hành động giúp đỡ chủ động thì sự giúp đỡ này càng dễ khiến người ta cảm động  hơn và dễ dàng kích thích lòng nhiệt tình của khách hàng hơn. Do đó, mỗi khi xảy ra thiên  tai, một số nhà bán lẻ đã chuyển từ khuyến mãi thông thường sang phương án khuyến mãi  “Gửi trao hy vọng” nhằm biến phần lợi nhuận mà nhà bán lẻ dự định sẽ chia sẻ với khách  hàng thành hy vọng của những học sinh nghèo hoặc những người dân bị nạn. 

Ví dụ 

2 giờ 28 phút ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất mạnh 8 độ richte đã xảy ra tại  Tứ Xuyên, Trung Quốc không những phá hủy nhiều nhà cửa, trường học, bệnh viện mà 

quan trọng hơn, nó đã phá hủy hoàn toàn hy vọng của nhiều người vào một tương lai tốt  đẹp. 

Trước tình cảnh đó, để giúp đỡ các em học sinh có thể sớm quay trở lại trường học, nhiều  nhà bán lẻ hảo tâm đã giúp đỡ, ai có tiền quyên tiền, ai có sức bỏ sức. Một siêu thị quy mô  lớn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là ví dụ điển hình. Ban đầu, ông Bạch  đưa ra một phương án khuyến mãi nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi. Để nâng cao hiệu quả của  phương án, ông đã cho quảng cáo rầm rộ trên truyền hình. Tuy nhiên, quảng cáo vừa được  phát sóng khoảng một tuần thì vụ động đất lớn xảy ra. Trước tình hình đó, giám đốc Bạch  đã quyết định sẽ thay đổi phương án khuyến mãi ban đầu. Ngay ngày hôm sau, ông cho dán  một tờ thông báo với nội dung: “Chương trình khuyến mãi giảm giá dự tính diễn ra vào cuối  tháng 5 bị hủy bỏ, tất cả sản phẩm giữ nguyên giá ban đầu, nhưng toàn bộ lợi nhuận thu  được sẽ được quyên góp cho quỹ từ thiện nhằm giúp các em học sinh vùng chịu động đất  sớm được quay trở lại trường học.” Đồng thời, đoạn quảng cáo trên truyền hình cũng được  thay đổi với hy vọng khách hàng sẽ góp một phần sức lực để giúp đỡ những người dân gặp  hoạn nạn sớm thoát khỏi khó khăn. 

Mặc dù chương trình khuyến mãi giảm giá đã bị thay thế bằng một chương trình quyên góp  từ thiện nhưng khách hàng không hề trách siêu thị không giữ lời mà ngược lại còn rất ủng  hộ chương trình này. Với việc tiến hành phương án này, lượng tiêu thụ của siêu thị đã tăng  gấp ba lần so với bình thường. Đây là một kết quả mà các phương án khuyến mãi thông  thường khác khó mà đạt được. 

Đánh giá phương án 

Các nhà bán lẻ tiến hành khuyến mãi khi có các sự cố thiên tai hay hoạn nạn xảy ra đã trở nên ngày càng phổ biến và mục đích của những chương trình này không gì khác ngoài việc  giúp đỡ những người dân đang rất cần sự giúp đỡ. Các chương trình từ thiện như thế thông  thường đều đem lại hiệu quả rất rõ ràng bởi nó đã chạm được vào tính thiện trong tâm của  mỗi người. Nhưng có hai điểm mà nhà bán lẻ vẫn cần lưu ý khi tiến hành phương án này, đó  là: 

- Chọn những sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn  

- Nghiêm túc thực hiện cam kết của mình


Chương 4.

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 

1. Tự phá hoại sản phẩm 

Một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng từ chối mua một sản phẩm đó là do  nghi ngờ chất lượng sản phẩm đó, lo lắng rằng sau khi mua về một thời gian ngắn sản phẩm sẽ bị hỏng.  

Theo đó, một vài nhà bán lẻ đã nghĩ ra phương án tự phá hoại sản phẩm của mình như đập  xoong nồi, chém dao vào tấm sắt... Thực chất đây là một hành động mang tính phô trương,  tuy nhiên, chính hành động đó lại giúp cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm hơn và yên tâm  mua sản phẩm của bạn. 

Ví dụ 

Cửa hàng Giấc mơ chuyên kinh doanh sản phẩm đệm thương hiệu Simmons. Tuy nhiên, gần  đây xuất hiện rất nhiều sản phẩm kém chất lượng giả mạo thương hiệu này, khách hàng  mua về dùng chưa đến một năm thì lò xo bên trong đã bị đứt gãy, do đó khi cửa hàng Giấc  mơ khai trương, khách hàng đều không có cảm tình tốt vì họ cho rằng cả sản phẩm và cửa  hàng đều không đáng tin cậy. 

Khi suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề này, ông chủ cửa hàng nhớ đến hình ảnh các quầy  bán đồ nhựa ven đường thường dùng phương pháp đập phá sản phẩm để khách hàng tin  tưởng vào chất lượng sản phẩm của họ. Do đó, ông cũng quyết định sẽ thử áp dụng phương  án tương tự để chiếm được lòng tin của khách hàng. 

Ngay hôm sau, ông chủ cho đặt 5 tấm đệm Simmons xuống đất, rồi thuê một chiếc xe lu  nặng mười tấn. Điều này đã thu hút rất nhiều người tò mò đến để xem rốt cuộc chuyện gì sẽ xảy ra. Khi thấy lượng người đến xem đã khá đông, ông chủ Bảo ra hiệu cho chiếc xe lu chạy  lăn qua những tấm đệm đã được đặt sẵn dưới đất. 

Ông yêu cầu xe lu lăn qua lăn lại sản phẩm của mình tổng cộng bốn lượt rồi sau đó mời  khách hàng cùng kiểm tra lại sản phẩm. Sau khi mở sản phẩm ra thì tất cả đều ngạc nhiên  phát hiện, tấm đệm rộng 1,5m có tổng cộng 288 chiếc lò xo nhưng không có một chiếc nào  bị đứt gãy, thậm chí hoa văn trên mặt sản phẩm cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì  nhiều. 

Sau cuộc thử nghiệm táo bạo này, tiếng tăm của cửa hàng Giấc mơ đã được biết đến rộng  rãi, lượng khách kéo đến đặt hàng ngày một tăng lên. 

Đánh giá phương án 

Mục đích khi tiến hành phương án này rất rõ ràng, đó là chứng minh cho khách hàng thấy  chất lượng của sản phẩm. Nhưng không giống như những phương án khác, phương án này  được tiến hành dựa trên cơ sở tác động vào thị giác của khách hàng. Nhà bán lẻ sẽ thông 

qua một số hành động, thử nghiệm mang tính phá hoại để từ đó kích thích vào thị giác  khách hàng, khiến khách hàng phải ngạc nhiên và thán phục. Chính lúc đó, khách hàng đã  bắt đầu có lòng tin vào sản phẩm và tiếp theo, họ sẽ mua hoặc giới thiệu cho bạn bè người  thân đến mua sản phẩm. 

2. Thể hiện sản phẩm 

Nhiều khi khách hàng từ chối mua một sản phẩm không phải do chất lượng sản phẩm mà  do họ chưa kiểm nghiệm được chất lượng của sản phẩm đó như thế nào. Vì vậy, khách hàng  thường có xu hướng thích mua những sản phẩm đã quen thuộc với họ thay vì mạo hiểm thử một sản phẩm mới. Đây là tâm lý chung của khách hàng và cũng là một thực tế mà bất kì  nhà bán lẻ nào cũng phải đối mặt. 

Tuy nhiên, giải quyết được vấn đề này cũng không phải quá khó khăn. Việc nhà bán lẻ cần  làm chỉ là tạo ra một cơ hội để thể hiện sản phẩm của mình, đồng thời tạo cơ hội để khách  hàng hiểu hơn về sản phẩm, từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bằng chính sự vượt trội của bản thân sản phẩm. 

Ví dụ 

Nông Quang là cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gia dụng mới được khai trương tại thị trấn.  Thời gian đầu khi mới khai trương, việc kinh doanh của cửa hàng rất kém. Khách hàng đều  thích mua hàng tại cửa hàng đối diện hơn vì cửa hàng đó đã mở được nhiều năm, khách  hàng đã quen và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm ở đó. Vì vậy, dù cho giá cả của cửa hàng  Nông Quang có thấp hơn 10% vẫn không thể thu hút được khách hàng. 

Thời điểm đó lại đúng vào dịp cuối năm, thị trấn sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi giải  trí, trong đó đêm giao thừa là hoạt động thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân  nhất. Vì vậy, ông chủ quyết định sẽ nhân cơ hội này thể hiện chất lượng sản phẩm của cửa  hàng cho mọi người cùng hiểu rõ. 

Trước tiên, ông ký một bản thỏa thuận với ban tổ chức đêm liên hoan là sẽ cung cấp hai  chiếc ti vi màn hình lớn để tiện cho khán giả theo dõi chương trình. Vào đêm Giao thừa, khi  các nhân viên đang chuẩn bị cho hai chiếc ti vi lên xe tải để chở đến địa điểm diễn ra  chương trình thì ông đã chỉ đạo đóng sản phẩm vào thùng các-tông như ban đầu sau đó  “lăn” đến hiện trường. Suốt dọc đường đi, ông chủ Nhậm không ngừng giới thiệu với mọi  người xung quanh rằng đây là hai chiếc ti vi phục vụ cho đêm diễn tối nay.  

Rất nhiều người nghe thấy việc cửa hàng Nông Quang cho lăn ti vi đến hiện trường diễn ra  đêm liên hoan đã tò mò chạy lại xem. Cuối cùng, trong vòng vây của người đi đường, hai  chiếc ti vi đã được vận chuyển an toàn đến hiện trường chương trình. Sau khi sản phẩm  được mở ra kiểm tra thì thấy không hề xuất hiện bất cứ một vấn đề gì, tất cả đều vẫn còn  nguyên vẹn. 

Sau sự kiện hôm đó, mọi người đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của cửa hàng  Nông Quang, không những thế giá cả lại rẻ hơn, do đó, khách hàng bắt đầu chuyển dần sự

chú ý sang cửa hàng của ông chủ Nhậm. Chỉ tính riêng khoảng thời gian Tết nguyên đán,  doanh thu của cửa hàng ông đã gấp đôi so với cửa hàng đối thủ. 

Đánh giá phương án 

Đối với một sản phẩm, ngoài khách hàng ra thì bản thân chất lượng sản phẩm đó cũng mang  tiếng nói lớn. Do đó, các nhà bán lẻ khi muốn nâng cao lượng tiêu thụ thì ngoài việc tiến  hành một loạt các hoạt động khuyến mãi ra còn phải hết sức chú ý đến vấn đề thể hiện chất  lượng sản phẩm trước khách hàng. Phương án nêu trên chính là một ví dụ cho việc thu hút  khách hàng bằng cách chứng minh chất lượng sản phẩm. Chỉ khi khách hàng hiểu và khẳng  định chất lượng sản phẩm của bạn thì họ mới chủ động tìm đến và mua sản phẩm của bạn. 

3. Vệ sĩ của người tiêu dùng 

Điều khách hàng lo lắng nhất khi mua một sản phẩm có thương hiệu không phải là chất  lượng sản phẩm mà là chất lượng dịch vụ hậu mãi của hãng đó. Mặc dù rất nhiều hãng  trước khi bán hàng đều đảm bảo sẽ cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt nhất cho khách nhưng đến  khi sản phẩm của họ có vấn đề thì khách hàng lại không được hưởng những dịch vụ đó. Đó  chính là lúc khách hàng cảm thấy tức giận và bất lực nhất. 

Căn cứ vào tâm lý đó, một vài nhà bán lẻ đã cam kết sẽ đứng về phía khách hàng, sẵn sàng  ra mặt chống lại, thậm chí từ chối tiêu thụ sản phẩm của những thương hiệu không cung  cấp dịch vụ hậu mãi đầy đủ để bảo vệ lợi ích của khách hàng. Đây chính là bản chất của  phương án vệ sĩ của người tiêu dùng. 

Ví dụ 

Ngày 1/11/2006, một khách hàng họ Từ đã mua một chiếc ti vi Sony tại trung tâm điện máy  Nhạc Phổ Sinh, Hải Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tối ngày 25/11/2006, dù mới mở ti vi  khoảng 20 phút thì ti vi mất cả hình lẫn tiếng. Sáng hôm sau, ông Từ đã đến trung tâm bảo  hành để nhờ trợ giúp. Sau khi kiểm tra sản phẩm thì bộ phận bảo hành kết luận ống CRT  của máy đã bị cháy. Căn cứ vào quy định lúc bấy giờ, vì ống CRT là bộ phận quan trọng nhất  của sản phẩm nên nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng trong vòng ba năm  kể từ ngày sản phẩm được bán ra. Do đó, trung tâm điện máy Nhạc Phổ Sinh đã nhiều lần  liên hệ với văn phòng của hãng Sony tại Quảng Châu về vấn đề này, nhưng phía đối phương  lại liên tục trì hoãn không giải quyết. 

Thời điểm đó lại đúng vào dịp cuối năm nên trung tâm quyết định sẽ bỏ tiền ra thay linh  kiện cho khách hàng trước để khách hàng có thể theo dõi các chương trình truyền hình vào  dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, trạm bảo hành của Sony lại từ chối bán linh kiện với giá gốc cho  trung tâm. Cuối cùng, bộ phận bảo hành của trung tâm đã phải nhờ người quen mua giúp  linh kiện từ Quảng Châu để thay thế cho khách. Tuy nhiên, sự việc không kết thúc ở đó. Sau  khi sửa xong sản phẩm cho khách, trung tâm đã nhiều lần yêu cầu phía Sony bồi thường  nhưng đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Do đó, đến ngày 15/3/2007, trung tâm  Nhạc Phổ Sinh đã quyết định tổ chức một buổi họp báo để công khai sự việc này, đồng thời 

tuyên bố sẵn sàng từ bỏ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng doanh thu từ việc kinh doanh sản  phẩm của Sony.  

Hành động này ngay lập tức thu hút sự được chú ý và ủng hộ của đông đảo khách hàng. Về phía công ty Sony, sau khi biết về quyết định của trung tâm, đã nhận thức thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, do đó đã cử người đến tìm cách thương lượng và giải quyết. Tuy  nhiên, trung tâm Nhạc Phổ Sinh đã kiên quyết từ chối thương lượng. Sự kiện này ngay lập  tức được các cơ quan truyền thông đưa tin và trung tâm điện máy Nhạc Phổ Sinh chỉ trong  thời gian ngắn đã được khách hàng yêu mến và coi như “vệ sĩ của người tiêu dùng”. 

Mâu thuẫn kéo dài được 40 ngày thì vào ngày 22/4/2007, giám đốc văn phòng tại Quảng  Châu của công ty Sony cùng với hai đại diện đã đích thân đến trung tâm Nhạc Phổ Sinh để gửi “Thư xin lỗi ông Từ và công ty TNHH thương mại Nhạc Phổ Sinh”, đồng thời chấp nhận  ba điều kiện mà trung tâm đưa ra đó là: công khai xin lỗi, bồi thường những chi phí có liên  quan và đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ sau bán hàng. Ngày 23/4/2007, thư xin lỗi  của công ty Sony đã được đăng trên báo Hải Nam nhật báo và lúc đó, trung tâm điện máy  Nhạc Phổ Sinh mới chấp nhận tiếp tục kinh doanh sản phẩm của hãng này. 

Đánh giá phương án 

Nếu có thể đáp ứng được tâm lý của khách hàng thì nhà bán lẻ không những sẽ nhận được  sự ủng hộ của khách hàng mà bản thân thương hiệu và sức ảnh hưởng của nhà bán lẻ cũng  sẽ được nâng cao. Trong ví dụ trên, có thể thấy, cách làm của trung tâm điện máy Nhạc Phổ Sinh là hết sức thông minh và đúng đắn. Sở dĩ họ chọn thương hiệu có tầm cỡ quốc tế như  Sony để thực hiện phương án này chính là do muốn lợi dụng tiếng tăm của họ để nâng cao  tiếng tăm của mình và đồng thời xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. 

4. Loa truyền thanh  

Nội dung phương án này chính là dựa vào khách hàng để tuyên truyền, quảng cáo cho sản  phẩm và cửa hàng của nhà bán lẻ. Phương án này có thể đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so  với những phương án quảng cáo khác, thời gian duy trì của nó cũng lâu hơn nhiều bởi khi  khách hàng tin tưởng vào một sản phẩm hay một cửa hàng nào đó thì không phải là chuyện  một sớm một chiều mà nó sẽ in sâu trong nhận thức của khách hàng vài năm, thậm chí hàng  chục năm. 

Ví dụ 

Thế vận hội Olympic ngày càng đến gần, đối với các nhà bán lẻ, đây là một thời cơ kiếm tiền  tốt vì họ đã nhìn thấy được cơ hội lợi dụng những hoạt động thể thao mang tính quần  chúng này để đẩy mạnh quảng cáo và từ đó, nâng cao lượng tiêu thụ. 

Ông chủ Hoàng của cửa hàng xe điện Tiểu Phi Ca là một trong số những người đã nhìn thấy  được cơ hội đó.

Khi đó, thành phố chuẩn bị tổ chức một cuộc thi chạy việt dã với sự tham gia của hơn 100  vận động viên quần chúng. Để đảm bảo an toàn cho những người tham gia, chính quyền  thành phố đã yêu cầu ban tổ chức phải bố trí một đội xe điện chạy theo sau để giúp đỡ họ kịp thời khi xảy ra sự cố. Nghe được tin tức này, ông chủ Hoàng lập tức liên hệ với chính  quyền thành phố và đề nghị được dùng đội ngũ nhân viên cùng với sản phẩm xe điện của  cửa hàng mình để hoàn thành nhiệm vụ này. Đương nhiên, chính quyền thành phố đã rất  vui vẻ đồng ý. 

Vậy là, vào ngày diễn ra cuộc thi, theo sau đội ngũ vận động viên quần chúng đông đảo là  một hàng xe điện của cửa hàng Tiểu Phi Ca. Cứ mỗi khi phát hiện có người bị tụt khỏi đội thì  những chiếc xe điện này sẽ tiến đến và chở họ lên xe. Có những chiếc chỉ chở một người,  nhưng có những chiếc chở đến hai người, thậm chí ba người. Hơn nữa, những chiếc xe chở ba không phải là ít. Nhìn thấy cảnh đó, không ít người thán phục: “Đúng là loại xe tốt, không  biết là của hãng nào mà có thể chở cùng lúc nhiều người đến thế!” 

Với lời tán dương đó, nhiều người đã bắt đầu chú ý đến và cũng đều bày tỏ sự hài lòng về chất lượng những chiếc xe điện này. Tin tức này được lan truyền nhanh từ người này sang  người kia, từ đó đem lại thành công lớn cho Tiểu Phi Ca.  

Đánh giá phương án 

Phương án “Loa truyền thanh” là một phương án quảng cáo rất hiệu quả nhờ vào việc  truyền tai nhau của các khách hàng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được phương án này,  trước hết nhà bán lẻ cần phải thiết lập được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. Việc  lợi dụng các hoạt động xã hội như các cuộc thi thể thao trong phương án trên để chứng  minh chất lượng sản phẩm, chiếm lòng tin của khách hàng là một hành động hết sức thông  minh.


Mời xem tiếp phần V...

 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà