gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư giãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư giãn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Taxi Tây Ninh - DVDL Taxi Nhanh - Rẻ - 24/24

  


DỊCH VỤ DU LỊCH - GỌI XE TAXI


Xe du lịch 4 chỗ -7 chỗ hợp đồng Uy tín - An toàn - Nhanh chóng luôn sẵn sàng cùng bạn:

- Đi đám cưới, tiệc, sinh nhật, ...

- Đưa rước bệnh viện - Sân bay - Bến xe, ...

- Hoặc Taxi - Grap đưa bạn đi bất cứ đâu bạn cần dù xa hay gần chúng tôi vẫn luôn nhiệt tình, vui vẻ phục vụ.

Phục vụ 24/24 - Gọi là có.

Hệ thống Xe luôn sẵn sàng có mặt từ 5 đến 10 phút




DVDL TAXI - NhThang

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

Nguồn gốc ý nghĩa cúng ông Công ông Táo.

 

   Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy, nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Lễ cúng ông Công ông Táo

   Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều người còn chưa hiểu rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của phong tục lâu đời này. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình. 

   Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.


Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo

   Truyện xưa kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa, Cao day dứt và nhớ Thị Nhi quay quắt liền lên đường tìm kiếm vợ.

   Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

   Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào định cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa. Ngọc Hoàng cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. 

   Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

   Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

   Tục lệ cúng ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an của người Việt Nam. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục lâu đời này, qua đó chuẩn bị một lễ cúng Tết ông Công thật chỉn chu, tươm tất cho gia đình mình.

#tratamlan #nhthang

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Người đàn ông mù cầm ngọn đèn đi trong đêm

 NGỌN ĐÈN TRONG ĐÊM

Tại một thị trấn nhỏ ở một nơi xa xôi ,có một người đàn ông mù sống một mình.

Vì cuộc sống mưu sinh, ông thường xuyên phải ra ngoài vào ban đêm.

Mặc dù bị mù không nhìn thấy gì nhưng ông luôn giữ thói quen cầm theo một chiếc đèn đã thắp sáng mỗi khi đi đường.

Một đêm nọ, khi đang trở về nhà, tình cờ ông gặp một nhóm du khách trẻ.

Họ ngạc nhiên khi thấy rằng ông bị mù nhưng vẫn mang theo một chiếc đèn sáng.

Nhóm du khách bắt đầu bàn tán xôn xao về người đàn ông, buông ra những câu bông đùa. Tất nhiên chỉ có đám du khách nhìn thấy ông còn ông chỉ nghe thấy những tiếng nói chuyện xung quanh mình.

Một người trong nhóm tiến lại gần người đàn ông mù:

- Này ông, rõ ràng ông bị mù và không thể nhìn thấy gì, tại sao ông vẫn phải mang theo đèn vậy? Nó có giúp ích được gì cho ông đâu?!


Người đàn ông mù nhẹ nhàng trả lời:

- Vâng, thật không may tôi đã bị mù, không thể nhìn thấy mọi thứ như các cậu. Thế nhưng, tôi cầm theo chiếc đèn để giúp mọi người nhìn thấy tôi cũng như mọi thứ trên đường để đi cẩn thận hơn. Nếu không có chiếc đèn này, các cậu có thể không nhìn thấy tôi, va vào tôi khiến tôi bị ngã hoặc tình huống ngược lại, các cậu sẽ bị ngã đau. Tôi nghe nói, trong bóng tối nếu không có ngọn đèn chiếu sáng, mọi người cũng sẽ giống như tôi, không nhìn thấy gì cả. Đó là lý do tại sao tôi luôn mang theo một chiếc đèn thắp sáng.

Người đàn ông mù cầm ngọn đèn đi trong đêm để vừa soi đường cho người khác, vừa để bảo vệ chính mình.

Hiểu ra mọi chuyện, nhóm du khách cảm thấy xấu hổ và vội vàng xin lỗi người đàn ông mù vì hành vi của họ.

Từ câu chuyện trên, chúng ta nhận ra một bài học thấm thía.

Mỗi người hãy giữ riêng cho mình một ngọn đèn đủ sáng để tránh được những khó khăn, va vấp trên đường đời. Cho dù bạn không hoàn hảo, nhưng ánh sáng trong tâm sẽ khiến mọi người nhìn thấy bạn, nhớ đến bạn.

Đây cũng là câu chuyện thức tỉnh lòng vị tha. Khi chúng ta nghĩ cho người khác, ánh sáng ngọn đèn trong tâm cũng sẽ tỏa sáng trên con đường nhân sinh của chính mình. 

Trao đi lòng tốt, tự bản thân ta sẽ thấy bình yên trong tâm hồn...!

Chuyện người khác có cư xử tốt lại với ta thì không nên trông chờ, nghĩ ngợi...

#nhthang

#suutam

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Vô thường - Tác giả: Thích Giác Thiện

 Vô Thường - Tác giả: Thích Giác Thiện

Vô thường -1 download 

   


Vô thường -2 download




 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà