gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2023

Kem bôi da Bolada

 


Kem bôi da Bolada

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thành phần: nước tinh khiết, Cetearyl alcohol, C21-28 Alkane, Glyceryl stearate, Ceteareth-20, Cetyl palmitate, Axit Stearic,  Anonasquamosa seed extract, Curcumin, Piroctone Olamine, ETHYLHEXYLGLYCERIN, chlorhexidine gluconate

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh xa tầm tay trẻ em, không bôi lên mắt.

Công dụng: Kem bôi da, dưỡng ẩm cho da giúp: làm mềm da, làm dịu mắt da, cho làn da mềm mại, mịn màng hơn.


1, Mô tả sản phẩm

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da phổ biến, nhưng lại gây nhiều phiền toái và nỗi khổ cho những người bị mắc bệnh này. Triệu chứng của viêm da cơ địa thường bao gồm da sần, đỏ, ngứa, nứt nẻ và viêm, làm cho da trở nên mất thẩm mỹ và khó chịu. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, làm họ cảm thấy tự ti và thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ, gây ra một sự khó chịu và bất tiện không đáng có.

=> Mất nhiều chi phí và thời gian để cải thiện tình trạng viêm da nhưng vẫn không có kết quả lâu dài. Tâm lý người mắc trở nên đi xuống, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Nếu bạn hay người thân đang bị viêm da hay các tình trạng không tốt về da hãy sử dụng ngay kem bôi Bolada của BDcare:

✨ Kem bôi da, dưỡng ẩm cho da, giúp làm mềm da, làm dịu mát da, cho làn da mịn màng hơn.

✨ Hỗ trợ các vấn đề ngoài da: Làm giảm ngứa, vết mẩn ngứa, côn trùng cắn, hăm da, chàm,...

✨ Có tác dụng giúp da hồi phục cao

✨ An toàn tuyệt đối cho mọi lứa tuổi, mọi làn da

✨ Thẩm thấu nhanh, tác dụng lâu dài nhờ Công Nghệ Sản Xuất PHYTOSOME

✨ Sử dụng 1 lượng nhỏ sản phẩm có thể đạt hiệu quả cao, tác dụng nhanh.

✨ Mùi hương dễ chịu, không hắc.

2, Đối tượng sử dụng:

Dùng cho mọi lứa tuổi, người bị các chứng bệnh về da như: Hăm da, chàm sữa, hắc lào, ghẻ, nước ăn chân, chốc lở, mẩn ngứa, các loại nấm da như nấm đầu, nấm móng, nấm kẽ,côn trùng cắn, viêm lỗ chân lông, viêm da cơ địa, viêm nấm "vùng tam giác" của phụ nữ.

3, Cách dùng:

👉 Bolada là dạng kem bôi ngoài da nên sử dụng rất tiện lợi. Trước tiên, cần vệ sinh vùng da tổn thương cho sạch và khô. Sau đó, rửa tay sạch rồi mở nắp, lấy 1 phần bằng hạt đậu thoa lên vùng da mỗi ngày 2 -3 lần

4, Quy cách:

Barcode: 8938524951084

KHỐI LƯỢNG: 80gr

5, NSX & HSD: 2 năm kể từ ngày sản xuất

6, Bảo quản:

- Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

- Để xa tầm tay của trẻ em

- Không dùng cho mắt



Hỗ trợ đặt hàng: 0978 099 792













Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Taxi Tây Ninh - DVDL Taxi Nhanh - Rẻ - 24/24

  


DỊCH VỤ DU LỊCH - GỌI XE TAXI


Xe du lịch 4 chỗ -7 chỗ hợp đồng Uy tín - An toàn - Nhanh chóng luôn sẵn sàng cùng bạn:

- Đi đám cưới, tiệc, sinh nhật, ...

- Đưa rước bệnh viện - Sân bay - Bến xe, ...

- Hoặc Taxi - Grap đưa bạn đi bất cứ đâu bạn cần dù xa hay gần chúng tôi vẫn luôn nhiệt tình, vui vẻ phục vụ.

Phục vụ 24/24 - Gọi là có.

Hệ thống Xe luôn sẵn sàng có mặt từ 5 đến 10 phút




DVDL TAXI - NhThang

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Tác dụng, công dụng của cây Đinh lăng là gì?

 Đinh lăng có các tác dụng:

·         Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người, thân và lá cũng có tác dụng này nhưng yếu hơn rễ

·         Làm thuốc bổ, có tác dụng tăng cân trên người và động vật

·         Tăng hiệu lực của cloroquin trong điều trị sốt rét thực nghiệm trên động vật

·         Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu

·         An thần, ít độc

·         Có tác dụng nội tiết kiểu estrogen

Ngoài ra, nước sắc đinh lăng còn có thể kháng trùng roi và một số động vật nguyên sinh khác.

Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu này giúp bổ tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.

Do đó, rễ cây này được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh có ít sữa. Có nơi còn dùng vị thuốc này để chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã, đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.

 


Nguồn: https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/dinh-lang/

#nhthang

#haotamnhon

#tratamlan

#trà_tâm_lan

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh

 Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:



KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

nhthang


Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Rối loạn tiền đình, làm sao để tránh tái phát?

 Rối loạn tiền đình, làm sao để tránh tái phát?

  Những người đã bị rối loạn tiền đình ngoài việc duy trì lối sống vận động, thực hiện song song với chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng sản phẩm bổ sung tăng cường tuần hoàn não để cải thiện dấu hiệu, phòng ngừa tái phát.

Vì sao rối loạn tiền đình hay tái phát?

Bạn đang làm việc bỗng thấy chóng mặt, buồn nôn? Bạn đang chăm con, trời đất bỗng nhiên quay cuồng, hóa mắt, ù tai? Bạn đang chạy xe, tự dưng như bị mất thăng bằng? Và tất cả những điều này không phải lần đầu tiên xuất hiện. Vậy thì đừng chủ quan nữa, đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải chứng rối loạn tiền đình và còn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng công việc, cuộc sống.

Ngày nay, tình trạng này ngày càng phổ biến do tiếng ồn, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm nhiễm độc, tâm lý căng thẳng, thiếu máu não và các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não… Nếu trước kia bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh thì ngày nay bệnh có xu hướng mở rộng đến độ tuổi đang làm việc và cả sinh viên, học sinh. Đặc biệt, hội chứng rối loạn tiền đình thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông.

Có nhiều nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình hay tái đi tái lại nhiều lần. Trong đó có thể kể đến việc không phát hiện kịp thời để tìm ra nguyên nhân, hướng điều trị; hoặc điều trị không đến nơi đến chốn; tự ý mua thuốc; điều trị không đúng bệnh, vì rối loạn tiền đình thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; thói quen sống không điều độ, thiếu khoa học như thức khuya, mất ngủ, áp lực, stress…

Khi xảy ra các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể dẫn đến té ngã, chấn thương

(Ảnh minh họa)

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm. Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)… Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém.

Vì vậy, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ, người bị rối loạn tiền đình cần kết hợp với các bài tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng sản phẩm bổ sung tăng cường tuần hoàn não để cải thiện dấu hiệu, phòng ngừa tái phát.

Tập luyện đúng cách cho tiền đình

Việc tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh rối loạn tiền đình, điều này giúp khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Có nhiều môn thể thao phù hợp với tình trạng như yoga, gym, đi bộ, chạy bộ…

Khi tập thể dục, lưu ý phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt), làm 10 lần.

image002

Người bị rối loạn tiền đình nên chạy bộ nhẹ nhàng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, có thể tập động tác đầu và cổ như sau, ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Động tác xoa mặt, mắt, tay cũng rất cần thiết. Bạn có thể dùng hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Hạn chế rượu bia, uống đủ nước, tăng cường rau xanh

Trước tiên, khi bị rối loạn tiền đình cần hạn chế rượu, bia, uống đủ lượng nước từ 1,5 - 2,5 lít nước/ngày. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, các đồ ăn nhanh. Không sử dụng thực phẩm và đồ uống có chứa chất caffeine. Ngoài ra, cần cẩn trọng khi dùng các loại thuốc kháng acid, kháng viêm không steroid NSAIDs, aspirin...

Những người bị rối loạn tiền đình phải bổ sung vitamin để góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống rối loạn tiền đình. Đặc biệt, cần bổ sung các loại rau xanh như cải cúc, cải xoong, rau ngót, các loại đỗ, đậu, các sản phẩm từ sữa. Hoa quả tươi chứa các loại vitamin có trong táo, cam, lê, chuối... để tăng cường khả năng miễn dịch cũng là giải pháp quan trọng giúp cải thiện rối loạn tiền đình.

image003Bên cạnh đó, với những người phụ nữ bước qua tuổi 40, sắp vào giai đoạn tiền mãn kinh nên dễ xuất hiện tình trạng bốc hỏa, mất ngủ, các rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý tim mạch, loãng xương, đau nửa đầu… Vì vậy, các chị em nên ăn ít chất béo, sử dụng thực phẩm có chứa canxi, vitamin D, hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều chất béo như kem, bơ, mayonnaise... thay vào đó, cần tăng cường ăn các loại salat hoa quả.

Song song đó, nên tăng cường chất xơ bởi chất xơ không chỉ tạo cảm giác no lâu mà còn giúp duy trì mức năng lượng và đường trong máu ở ngưỡng ổn định, tốt cho việc hạ tỷ lệ cholesterol và nâng cao sức khỏe. Khẩu phần ăn nên giàu vitamin A, C và E.

Bị rối loạn tiền đình không nên ngồi liên tục quá lâu, tránh căng thẳng

Người rối loạn tiền đình cần thay đổi một số thói quen không tốt, trong đó cần chú ý không nên để gối cao khi nằm ngủ. Gối để ở độ cao vừa phải sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó có thể ngăn chặn các triệu chứng bệnh xảy ra cũng như các biến chứng nguy hiểm khác. Để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh.

Các chị em không ngồi liên tục quá lâu, nhất là làm việc máy tính, không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Điều quan trọng nữa là cần giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt, tuyệt đối không được leo trèo cao.

Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Trong trường hợp bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống



https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-tien-dinh-lam-sao-de-tranh-tai-phat-n188775.html?fbclid=IwAR1KIcBQzdoNrACnaHZI7qBPl_GBkMiVEypu_kNqcEnTRhrAF_-WuZt0KjQ
image004

Đừng xem thường tình trạng mệt mỏi kéo dài

 Đừng xem thường tình trạng mệt mỏi, thiếu động lực kéo dài

  Mệt mỏi kéo dài, bạn đã tìm mọi cách để khắc phục tình trạng thiếu động lực học tập, làm việc nhưng vẫn không cải thiện? Đừng nghĩ rằng mình “lười biếng”, bạn có thể mắc phải “hội chứng mệt mỏi mạn tính” - một rối loạn phức tạp làm thay đổi cuộc sống.

Mệt mỏi mạn tính dễ nhầm là “bệnh giả vờ”

Nhiều người trước đây vốn năng động nhưng nay lại thường xuyên chìm vào trạng thái mệt mỏi, uể oải dai dẳng, cảm giác kiệt sức, cơ thể không cải thiện dù ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ. Đây thực sự là bệnh, hay nói đúng hơn là hội chứng mang tên “kỳ lạ”: hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Tuy nhiên, tình trạng này dễ bị bỏ qua vì nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là sức khỏe kém, bị mệt nhưng mọi nỗ lực cải thiện thông thường ít hoặc thậm chí không có hiệu quả. Đôi khi, tự chính bệnh nhân hoặc những người xung quanh cho là lười biếng vì lúc nào cũng than mệt.

 (Ảnh minh họa)

BS.CK2 Võ Đôn - Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, BV Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết: “Hội chứng mệt mỏi mạn tính là một tình trạng bệnh lý mà biểu hiện mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng và không thể giải thích đầy đủ bằng một tình trạng bệnh lý nào đó, nó gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Tình trạng mệt mỏi trở nên ngày càng nặng hơn hơn khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần thường xuyên hằng ngày nhưng không được cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh mệt mỏi, người bệnh còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác là khó chịu; không tập trung làm việc, giảm khả năng hoàn thành các công việc thường ngày trước khi bị bệnh; giảm khả năng suy đoán, nhận thức; thay đổi tư thế làm việc, sinh hoạt như đứng ngồi không yên. Thậm chí, người bệnh còn bị rối loạn giấc ngủ, đau mạn tính”. 

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là một rối loạn phức tạp, mặc dù có rất nhiều nhiều lý thuyết khác nhau về nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhưng cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Song, người ta thấy rằng một số người khi sinh ra có yếu tố cơ địa thuận lợi mắc bệnh này, đồng thời nó thường xuất hiện sau khi bị nhiễm virus, sau một chấn thương, phẫu thuật hoặc căng thẳng tinh thần kéo dài.

Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy rằng mệt mỏi mạn tính có khả năng do mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm hệ thống miễn dịch. Nhưng những điều này vẫn đang bàn cãi và các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục thực hiện để mở đường cho phương pháp điều trị trúng đích hơn vì hội chứng mệt mỏi mạn tính trước giờ rất khó trị và nhiều người thậm chí đã dần nặng đến hạn chế về lối sống, hiệu quả công việc ngày càng giảm, mất khả năng lao động, thậm chí là trầm cảm, có xu hướng cách ly xã hội.

Mệt mỏi kéo dài, đừng vội uống vitamin tổng hợp!

Hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường ảnh hưởng đến người lớn từ người trẻ đến tuổi trung niên nhiều nhất. Điều đáng nói là, những người phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính thường xuyên hơn nam giới.

Mặc dù y học đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, nhưng cho đến nay cũng không có xét nghiệm cận lâm sàng nào là đặc hiệu để có thể chẩn đoán được trạng thái này hay đo được mức độ trầm trọng của bệnh, phải dựa vào chẩn đoán loại trừ.

Câu chuyện đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi người bệnh đi khám đủ các chuyên khoa nhưng thường không tìm ra bệnh. Hơn nữa, với triệu chứng mệt mỏi, nhiều người chủ quan cho rằng do làm việc quá sức, thời tiết thay đổi nên thường tự mua các loại vitamin, thuốc bổ tổng hợp để bổ sung liên tục trong thời gian dài.

Song theo BS Võ Đôn, vitamin tổng hợp, vitamin B, vitamin C chỉ các tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể tăng sức đề kháng, không đặc hiệu cho một bệnh nào. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi chẩn đoán rõ ràng. Việc tự ý sử dụng liên tục mà không có chỉ định từ bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

image003


Hội chứng mệt mỏi mạn tính không có nguyên nhân rõ ràng nên hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Việc điều trị chỉ xoay quanh việc giảm triệu chứng để không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. (Ảnh minh họa)

BS Võ Đôn cho biết, hiện nay không có phương pháp chữa trị đặc hiệu nào cho hội chứng mệt mỏi mạn tính mà tuỳ thuộc vào cá thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau mà tư vấn và điều trị khác nhau. Điều trị tập trung vào việc giảm triệu chứng, ưu tiên các triệu chứng gây nặng nề phiền toái nhất cho người bệnh.

“Vì các triệu chứng khác nhau tùy theo từng cá nhân nên sẽ không có một phương pháp nào chung được áp dụng cho tất cả mọi người. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để giúp kiểm soát các triệu chứng riêng lẻ, đặc biệt là các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Chẳng hạn như hội chứng mệt mỏi mạn tính thường gây phiền muộn, trầm cảm, việc điều trị chứng trầm cảm sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng và giảm đau. Hay thuốc điều chỉnh huyết áp hoặc nhịp tim có thể hữu ích cho một trường hợp có rối loạn về huyết áp, nhịp tim nhanh phản ứng. Thuốc giảm đau cũng sẽ cần thiết trên những người bệnh có triệu chứng đau mạn tính...”.

Ngoài ra, những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính phải chú ý kiểm soát lối sống của bản thân để thích ứng với tình trạng cạn kiệt năng lượng sau khi hoạt động hay suy nghĩ. Hãy lên lịch hoặc lập kế hoạch hàng ngày, song song đó là áp dụng các kỹ thuật thư giãn như tập thở, thiền hoặc massage cũng giúp ích trong việc cải thiện tình trạng này. Đồng thời tìm đến các bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện các liệu pháp để quản lý cảm xúc và tâm lý, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng.

BS Đôn đưa ra lời khuyên, người bệnh mệt mỏi kéo dài thường ăn uống không ngon, vì thế nên chọn những thực phẩm, món ăn dễ tiêu, hạn chế các đồ uống có tính kích thích. Thực tế, chán ăn do nguồn gốc stress kéo dài hay trầm cảm, vì thế trước tiên cần cải thiện các tình trạng này, điều chỉnh giấc ngủ, có như vậy thì mới giúp người bệnh ăn ngon miệng và tiêu hóa dễ dàng hơn. Cùng với đó là cần tái khám định kỳ để đánh giá tiến triển của quá trình điều trị cũng như những triệu chứng mới phát sinh.

Để tránh rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu động lực kéo dài, BS Đôn đưa ra lời khuyên: “Hãy chủ động nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè để giải tỏa những ẩn ức nơi công sở, trường học và gia đình… Điều này không chỉ hữu ích trong việc phòng ngừa mà còn giúp kiểm soát ngay cả khi đã mắc phải chứng mệt mỏi mạn tính”.

Một giấc ngủ ngon cũng sẽ giúp tinh thần sảng khoái hơn. Để trọn vẹn với giấc nồng, hãy thay đổi thói quen thức khuya, đi ngủ sớm, đủ thời gian khuyến cáo đối với mỗi lứa tuổi. Tránh dùng caffeine, trà để không bị trằn trọc khi đi vào giấc ngủ.

Cuối cùng là nên tập thể dục đều đặn, ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh hay đang trong tình trạng mệt mỏi mãn tính. Nhưng BS Đôn lưu ý, chế độ tập thể dục nên khởi đầu với cường độ rất thấp và tăng dần theo thời gian giúp cải thiện chức năng lâu dài. Các chế độ tập thể dục tích cực, nặng nề thường dẫn đến các triệu chứng nặng hơn. Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng đều đặn là rất quan trọng.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống


https://suckhoedoisong.vn/dung-xem-thuong-tinh-trang-met-moi-thieu-dong-luc-keo-dai-n189289.html?fbclid=IwAR32_ctVyoELPY-y-0K4cUxI0d3eHE4zb6YdXTo5LzDBd0lbHlNMXxIreJs

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Điều quan trọng Người mắc ung thư cần biết!

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư

Với những kiến thức về y học hiện nay, được biết bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào.

Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng người ta vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư, tái phát ung thư và có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard, Boston đã theo dõi hơn 90.000 phụ nữ ở độ tuổi 26-49 từ năm 1991 tới 2003. Cứ 4 năm một lần, nhóm nghiên cứu hỏi những người tham gia về thói quen ăn uống và tất cả những bệnh mà họ mắc phải trong thời gian đó. Tới năm 2003, hơn 1.000 người trong số đó bị ung thư vú.

Các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ ăn thịt đỏ ở mức bình quân 150g mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao gần gấp đôi những người chỉ dùng 300g mỗi tuần hoặc ít hơn. Eunyoung Cho, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng chính hoóc môn hoặc những hợp chất có tác dụng giống như hoóc môn là tác nhân kích thích sự phát triển của ung thư vú, thông qua cơ chế gắn các thụ thể hoóc môn vào các khối u.

Một nhóm các nhà khoa người Pháp, đứng đầu là nhà sinh học phân tử Gilles-Eric Seralini, Đại học Caen, ở Normandy công bố nghiên cứu này trên tạp chí Thực phẩm và Hóa chất độc hại. Nghiên cứu kéo dài trong 2 năm cho thấy, chuột được nuôi bằng loại ngô biến đổi gene NK603 thì có đến 50-80% bị ung thư. Nhiều con bị tổn thương gan hay gặp các vấn đề ở thận, hệ tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cả ngô biến đổi gene NK603 và thuốc diệt cỏ Roundup đều có tác động tương tự đến sức khỏe của chuột. Nhiều con - đặc biệt là chuột cái - chết sớm hoặc có bệnh.

Vì vậy muốn nâng cao chất lượng điều trị, phòng ngừa tái phát, di căn bệnh ung thư, không chỉ hoàn toàn dựa vào phẫu thuật, hóa, xạ trị mà cần nâng cao hệ thống miễn dịch & dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tùy từng loại bệnh, giai đoạn, sức khỏe của người bệnh để đưa ra biện pháp phù hợp.

Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các Cytokin và kháng thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang được nghiên cứu.

Những thành tố khác như vitamin E, vốn được biết là gây ra sự lập trình cái chết của tế bào,(Apoptosis, sự lập trình cái chết của tế bào, được biết là đóng vai trò trong nhiều tiến trình sinh lý học khác nhau như sự phát triển, sự duy trì trạng thái cân bằng nội mô và sự loại trừ các tế bào ung thư) đây là phương pháp thông thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào bị hư tổn, các tế bào không mong đợi, tế bào không cần thiết.

Apoptosis, "sự lập trình cái chết của tế bào" là hồi đáp cho những tế bào chịu tổn thương đang ở trong môi trường nguy hiểm, VD bị tia tử ngoại chiếu, đang tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm, bị lây nhiễm virus hay đang chịu tổn thương vật lý, là hãy tự huỷ. Nếu không có lệnh tự huỷ và tiếp tục ở trong môi trường không thuận lợi, sự tồn tại và sinh sôi của các tế bào bị tổn thương này sẽ là căn nguyên của ung thư, AIDS và nhiều bệnh khác, đó là ý nghĩa của sự lập trình cái chết của tế bào. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dinh dưỡng đối với người mắc ung thư.

Người mắc bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút. Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các độc chất tiết ra của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của hóa-xạ trị. Khối u còn gây chèn ép, gây đau, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn.

Những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, hoặc các tuyến tiêu hóa như ung thư gan - mật, tuyến tụy còn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của cơ thể.

Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.

 Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?

Hippocrates đã nói “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”.


Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư,người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật.

Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước. 

Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch.

Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng. Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.

Cần ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…Rau má không nên dùng vì có thể có nguy cơ chảy máu. Nên chú ý rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen ...

Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có chất bảo quản. Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Nên dùng dầu dừa, dầu ô liu… bằng công nghệ ép lạnh (không sử dụng chất bảo quản gây ung thư) trong chế biến thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng và tạo sự bền vững của màng tế bào, chống thất thoát năng lượng.

Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân.

Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormon tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối rữa và tạo ra chất độc cho cơ thể.

Theo tôi cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết , hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton)….

Chú ý hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Cũng nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.

Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang… độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.

Ngoài ra, điều cần lưu ý là giá trị của các loại thực phẩm khác nhau không chỉ ở chủng loại mà còn ở cách trồng trọt, chăm bón, cả qúa trình chế biến và bảo quản chúng.

Cần giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống. Hàng chục năm nay các nhà dinh dưỡng đã đưa I ốt vào muối ăn để giúp cơ thể phòng bệnh bướu giáp và chống lại các phóng xạ,nhưng thực tế khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cũng làm cho I ốt bốc hơi, ngoài ra clor, flor trong nước cũng đẩy bớt i-ốt ra khỏi cơ thể.

 Theo Tiền phong

http://benhvienungbuouthanhhoa.vn/web/trang-chu/y-hoc-thuong-thuc/nhung-mon-an-tot-va-dai-ky-voi-benh-nhan-ung-thu.html

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

TINH DẦU THÔNG ĐỎ - Tâm Lan Health Functional Pine Oil

 TINH DẦU THÔNG ĐỎ

 Tâm Lan Health Functional Pine Oil 



   Theo nhiều nghiên cứu, tinh dầu cây thông đỏ có tác dụng giúp: 

- Chống ôxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do và mỡ máu, bảo vệ hệ miễn dịch, giảm các tác động của gốc tự do và giảm cholesterol, xơ cứng động mạch. 

- Tăng cường chức năng gan cho những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá nhiều.

- Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.


   Đặc biệt tình hình như hiện nay thì càng phải chăm lo cho sức khỏe của gia đình mình, hãy uống 2 viên mỗi ngày để có sức khoẻ tốt nhé cả nhà!


Trà Tâm Lan Mang sức khoẻ đến cho mọi nhà!


CÔNG TY TNHH MTV TRÀ TÂM LAN

Tổ 6, ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.

☎️ 02763 779779 - 02763 722539

http://tratamlan.com

Zalo: 0982776652



 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà