gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển bản thân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển bản thân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

21 Bí Kíp Nâng cao Nghệ thuật Bán hàng

 Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sale nào cũng cần "nằm lòng".

Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Công việc này càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh môi trường công nghệ như hiện tại - nơi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng.

Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng":

1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.

2. “Hãy chuẩn bị nhiều câu hỏi. Nhân viên bán hàng thường chỉ chăm chú chuẩn bị những gì muốn nói với khách hàng mà quên suy nghĩ về việc nên đặt những câu hỏi nào. Một buổi bán hàng thành công không dừng lại ở việc đưa ra thông tin cho khách hàng mà nên đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về họ”, Mark Hunter - The Sales Hunter.

3. “Hãy kết hợp video vào quá trình bán hàng. Cố gắng không chỉ nói từ slide này đến slide khác một cách đều đều, đơn điệu. Thay vào đó, hãy đi quanh căn phòng và thu hút người nghe sau đó xen kẽ thêm những video để giải thích cho các quan điểm mà bạn đưa ra. Nội dung video có thể về cách bạn đang giúp công ty phát triển và phỏng vấn các thành viên trong nhóm”, Yaniv Masjedi - Phó chủ tịch marketing của Nextiva.

4. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.

5. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker - Salesforce.

6. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.

7. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.

8. “Hãy kết thân với đội ngũ marketing ở công ty”, Phil Simpson, Salesforce.

9. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.

10. “Làm việc đa nhiệm là kỹ năng đang được đánh giá quá cao. Trên thực tế, tôi tin rằng đa nhiệm chỉ đơn giản là cơ hội làm rối tung rất nhiều thứ cùng một lúc. Chìa khoá để thành công trong một môi trường bán hàng đầy cơ hội là sự ưu tiên nghiêm ngặt”, Nick Hedges, CEO và chủ tịch Velocify.

11. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.

12.“Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.

13.“Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.

14.“Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.

15.“Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.

16.“Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.

17.“Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.

18.“Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.

19."Những công cụ đo lường hiệu quả bán hàng không chỉ dành cho các nhà quản lý, nó dành cho cả chính nhân viên sales. Hãy cho họ biết khả năng đạt được hạn mức doanh số bán hàng và hình dung về mục tiêu doanh thu", William Tyree, Giám đốc marketing RingDNA.

20.“Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn.

Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.

21.“Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

nhthang.com

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

DẠY CON, SỬA SAI BAO GIỜ CŨNG MỆT HƠN LÀM TỪ ĐẦU

 DẠY CON, SỬA SAI BAO GIỜ CŨNG MỆT HƠN LÀM TỪ ĐẦU

Có một gã ăn xin ngày nào cũng đến tiệm tạp hóa xin tiền, ông chủ tiệm tạp hóa tốt bụng nên ngày nào cũng cho anh ta 10 đồng.


Sau một thời gian dài như vậy, một hôm ông chỉ cho anh ta 5 đồng. Gã ăn mày bức xúc hỏi : sao ông chỉ cho tôi 5 đồng. Ông chủ tiệm tạp hóa trả lời : “vì hôm qua tôi mới cưới vợ”. Gã ăn xin nổi khùng nhảy vào vừa đánh ông vừa la lên : “Sao ông lấy tiền của tôi cho vợ ông ?”.
Câu chuyện trên phản ánh rất đúng quy luật tư duy của não con người (động vật cũng như vậy) : Khi được hưởng một lợi ích trong một thời gian dài, não sẽ hiểu nó là “đương nhiên” và khi không còn nữa thì sẽ phản ứng tiêu cực như gã ăn xin kia.
Ngẫm lại cách dạy con của chúng ta hiện nay, chúng ta đang trực tiếp đào tạo ra những thế hệ tương lai ích kỷ và lười biếng tương tự như gã ăn xin kia.
Nhưng chúng ta chỉ nhận thức ra khi trẻ bắt đầu vào tuổi trưởng thành và khi chúng ta bắt đầu thấy mình trở thành “ông chủ tiệm tạp hóa”, còn con cái chúng ta sẽ đóng vai các “gã ăn xin”.
Hồi con tôi còn bé, nhà tôi đến bữa ăn, thường là bà giúp việc xúc cơm và thức ăn vào bát cho các cháu ăn (đứa nào ăn chậm thì bà cũng xúc luôn cho nhanh để còn dọn một thể).
Khi cháu lớn vào cấp 2, cháu bé vào lớp 1 gia đình không nhờ giúp việc nữa với mong muốn cho các con tự lập bắt đầu từ làm việc nhà.
Hôm đầu tiên không có người giúp, đến bữa ăn, khi mọi thứ bố mẹ đã dọn ra mâm, bố mẹ bắt đầu ăn còn hai nhóc ngồi nhìn và “chờ đợi”. Khi nhận ra là không có ai giúp, chúng mới tự ăn có vẻ thấy “sao lại vất vả thế nhỉ”.
Các việc tương tự cũng diễn ra khó khăn như vậy từ việc cá nhân của chúng như đánh răng rửa mặt, tắm rửa, mặc quần áo đi học, làm bài tập ở nhà đến các việc trong gia đình khác như cắm nồi cơm hay rửa bát, để “huấn luyện” được một kỹ năng đều rất vất vả vì đơn giản “ trong não của chúng đã tự hiểu là việc này trước đây là việc của người khác”.
Gốc rễ là mình đã làm hộ những việc thuộc trách nhiệm của trẻ trong một thời gian dài.
Điều này sẽ hủy diệt các nhu cầu và sự cố gắng của trẻ --> não trở nên lười và hay đòi hỏi hơn --> trẻ ích kỷ hơn.
Nguyên nhân là chúng ta không kiên nhẫn để dạy chúng tự làm, vì áp lực thời gian hay ở trường là áp lực về thành tích nên chúng ta làm hộ và nghĩ hộ trẻ.
Dạy chúng tự nghĩ, tự làm bao giờ cũng khó hơn làm hộ chúng.
Và đến tận bây giờ, khi thằng lớn nhà tôi sắp hết lớp 11, cứ việc gì mình hay làm cho nó là khi cần nó lại nhờ mình làm 🙂.
Sáng nay mình đang bận thì nó bảo “ bố ơi cái sim 2 điện thoại của con bi lỏng không nhận”, “bố ơi ốp lếp hộ con 2 quả trứng, nhớ ốp lòng đào nhé” . Mình bảo do bị lỏng sim, nó tháo ra lắp lại thì nó thản nhiên bảo : “sim này bố lắp cho con mà” --> điên tiết quá mình bảo : sao việc gì mày cũng gọi bố thế, lớn rồi không tự mà làm đi, nó bảo : sao việc gì bố cũng gắt lên thế --> bố bằng con, HÒA 1-1.
Bực mình mình bảo nó tự ra mà ốp trứng, thế là nó không ăn trứng nữa (vì não nó cảm thấy bất công, bố mẹ vẫn thường làm việc này mà) --> mình thua, nó chả cần.
Con mèo nhà tôi cũng vậy, nuôi nó gần 10 năm, hàng ngày chỉ cho ăn hạt thức ăn, không cho ăn thêm gì khác nó vẫn rất happy.
Gần đây vợ phát hiện ra nó thích ăn ruốc và ăn ruốc nó lên cân nên vợ tôi mua ruốc trộn với hạt cho nó ăn.
Và chỉ sau vài tháng, mỗi lần cho nó ăn, khi xúc hạt vào bát xong nó không ăn ngay mà chạy ra ngồi trước cửa tủ lạnh chờ ruốc. Nếu cho một ít ruốc thì nó mới ăn, không thì phải rất đói nó mới ăn hạt --> Não mèo phản ứng giống não người phết nhỉ.
Một khó khăn nữa khi dạy con lao động là môi trường ở trường học, bọn trẻ giờ sướng hơn, nhất là các nhà có điều kiện thường chỉ ưu tiên cho con cái học hành, vui chơi mà không yêu cầu làm việc nhà --> khi chúng phải lao động não chúng sẽ thấy “bất công” và “ bức xúc” giống gã ăn xin hay con mèo kia.
Chúng có thể không ăn để “biểu tình”. Mình bảo con mình phải lao động, nó bảo lớp con chả đứa nào phải làm --> LẠI THUA
Môi trường giáo dục gia đình và nhà trường giờ quá chú trọng vào dạy kiến thức. Việc áp đặt quá nhiều kiến thức và giải quá nhiều bài tập theo mẫu để vượt qua các kỳ thi cũng làm cho não lười nghĩ và kém sáng tạo.
Ngoài ra cần dạy trẻ có ý thức tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Kỹ năng lao động, các kỹ năng khác quá thiếu nên khi phải làm việc gì đó không quen (dù là rất dễ) não của chúng cũng sẽ phản ứng tiêu cực và bức xúc, chúng dễ dàng bỏ qua và mặc kệ hoặc tệ hơn là quay ra “hành tỏi” CÁC ÔNG CHỦ TIỆM TẠP HÓA.
Bạn xem xung quanh những người bạn quen biết có nhiều “ÔNG CHỦ TIỆM TẠP HÓA” không? Hãy thay đổi trước khi quá muộn.

nhthang ST

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

ĐÃ SỐNG THÌ HÃY SỐNG CHO TỬ TẾ


1. Tử tế với bản thân:

Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".
2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.
3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.
Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.
Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.
5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.
Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.
5. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.
6. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.
Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.

#nhthang.com ST

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

CÔNG THỨC THIẾT LẬP MỤC TIÊU THÔNG MINH SMART

CÔNG THỨC THIẾT LẬP MỤC TIÊU THÔNG MINH SMART


SMART - Thiết lập mục tiêu thông minh là viết tắt của 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: 

🍀 Rõ ràng, cụ thể (Specific)

🍀 Có thể đo lường (Measurable), 

🍀 Có thể đạt được (Attainable)

🍀 Liên quan, phù hợp (Relevant)

🍀 Có thời hạn (Time-Based). 


💥 Công thức đặc mục tiêu SMART là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để đặt ra mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành. Bạn có thể là người đứng đầu tổ chức gồm 300 người hay chủ doanh nghiệp nhỏ. Hay chỉ đơn giản là người muốn giảm cân. Dù là ai đi nữa, học cách đề ra mục tiêu SMART có thể nâng cao cơ hội thành công của bạn.

💥 SMART sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu cụ thể hơn và dễ dàng đạt được một cách nhanh chóng. Cùng áp dụng ngay vào cuộc sống và công việc để chinh phục những mục tiêu đột phá nhé!

💥 LUÔN LUÔN BẮT ĐẦU BẰNG MỤC TIÊU TRONG MỌI VIỆC❗️❗️❗️

🎁 Nếu thật sự mong muốn thành công, hãy luôn nhớ phải luôn luôn bắt đầu bằng mục tiêu, chỉ có mục tiêu mới đủ dẫn lối chúng ra hướng đến điều mình mong muốn mỗi ngày. 

🎁 Hãy đặt mục tiêu và mỗi ngày hành động để đạt được điều mình khao khát✊

NhThang

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

HƯỚNG DẪN BẠN LẬP KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU NGAY HÔM NAY!

 HƯỚNG DẪN BẠN LẬP KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NGAY HÔM NAY!

1. Mỗi ngày
- Không làm cú, ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm giấc ngủ 7 tiếng
- Dành 20-60 phút để học tiếng Anh, đọc sách
- Dành 20-40 phút để vận động tay chân
- Ăn chút hoa quả
- Dành 15-30 phút để chăm sóc da (sang lên nào!)

2. Mỗi tuần
- Gọi điện cho bố mẹ ít nhất 1 lần
- Dành 3-12 tiếng học tập hoặc nâng cao một kỹ năng nào đó
- Vào bếp ít nhất 1 lần, học nấu ăn, ít nhất bạn có thể chăm sóc cho bản thân
- Dành 2-6 tiếng tham gia các hoạt động tập thể hữu ích
- Cân 1 lần, kiểm soát tốt trạng thái cơ thể của bản thân
- Dọn dẹp sắp xếp phòng 1 lần
- Dành ra 20-40 phút để suy nghĩ lại, lên kế hoạch
3. Mỗi tháng
- Gửi một lời hỏi thăm cho người bạn đã lâu không liên lạc
- Dành một niềm vui bất ngờ cho người bạn yêu thương
- Hẹn người bạn, người hướng dẫn, đồng nghiệp quan trọng hay thân thiết, mời ăn một bữa cơm
- Dành khoảng thời gian từ 2-4 tiếng để ở một mình, đánh giá lại bản thân trong thời gian qua
- Xem một bộ phim điện ảnh
- Làm quen với một người bạn mới
- Đọc hết một cuốn sách
4. Mỗi quý
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch với hành trình ngắn khoảng 2-3 ngày
- Tặng cho bố mẹ một món quà
- Tặng cho bản thân một món quà
- Hỏi thăm người thân của bố mẹ
- Làm quen với một người rất đáng để bạn học hỏi
- Tham gia 1 một hoạt động giải trí như một buổi biểu diễn ca nhạc, một buổi hòa nhạc, một buổi diễn kịch, một cuộc triển lãm...
- Học thêm một kiến thức hay một kỹ năng mới
- Tâm sự mỏng với người yêu hoặc bạn đời về cuộc sống gần đây
- Duy trì ngoại hình xinh gái, đủ để đi thả thính
5. Mỗi năm
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch từ 5 ngày trở lên
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện một lần, dẫn theo cả cha mẹ, người yêu
- Nếu ở xa nhà, hãy cố gắng về nhà ít nhất hai lần
- Dựa theo khả năng kinh tế của bản thân, đưa bố mẹ một bao lì xì thật to
- Sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ những món đồ bản thân không dùng đến nữa
- Đón một sinh nhật khác biệt
- Tự thưởng cho bản thân thứ mình thích, một món quà có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
- Qua sự cố gắng của bản thân ít nhất phải đạt được một điều đáng để ghi lại
- Cố gắng làm một bài tổng kết toàn diện về bản thân trong năm qua, và lập kế hoạch cho năm mới
Bạn cần sống thật tốt qua từng quý, từng tháng, từng tuần, từng ngày...Tích lũy những thành công nho nhỏ sẽ giúp bạn thấy cuộc sống thật ý nghĩa và mình có thể làm những điều lớn lao hơn nhiều!

P/s: Hãy từng bước tạo ra những thành công nhỏ mỗi ngày trước khi muốn có được thành công lớn cho cuộc đời.


Nguồn sưu tầm: Phạm Ngọc Anh, Nghĩ giàu làm giàu.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

50 CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC DOANH NHÂN

 TỔNG HỢP 50 CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC DOANH NHÂN

1. Tôi chỉ dùng khoảng 10% não mình để nghĩ về việc kinh doanh. Nó không phức tạp lắm đâu. Bill Gates
2. Gửi những nhà kinh doanh: nếu muốn làm điều gì đó, hãy làm ngay bây giờ. Nếu không, bạn sẽ phải hối hận. – Catherine Cook
3. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm. – Mark Zuckerberg
4. Hành trình vạn dặm khởi đầu từ bước chân đầu tiên. – Khổng Tử
5. Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn học vĩ đại nhất của bạn. – Bill Gates
6. Hãy thỏa thuận khi bắt đầu cày ruộng. Đừng để phải cãi nhau khi mùa gặt đến. – Ngạn ngữ Ả Rập
7. Kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc; kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng. – Vince Lombardi
8. Không có gì cần thiết hơn trong kinh doanh là sự nhanh nhạy. – Joseph Addison
9. Chúng tôi thực hiện 60 triệu giao dịch mỗi ngày. Mọi người không biết nhau. Tôi không biết bạn, tôi gửi sản phẩm cho bạn. Bạn cũng chẳng biết tôi, nhưng bạn vẫn chuyển tiền cho tôi. – Jack Ma
10. Đừng bao giờ để lại ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay. – Khuyết danh
11. Người thành đạt không hẳn là người ra quyết định đúng đắn mà là người biết làm cho quyết định của mình trở lên đúng đắn, nói cách khác họ chấp nhận ý kiến phản hồi và tự sửa đổi. họ luôn tiếp nhận thông tin mới, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết và không bao giờ có thái độ nửa vời hay dao động. – Khuyết danh
12. Một trong những lỗi lầm lớn nhất của con người là họ cứ ép mình phải hứng thú với thứ gì đó. Bạn không chọn đam mê của mình; chính đam mê lựa chọn bạn. – Jeff Bezos
13. Người ta không mua vì lý do hợp lý. Họ mua vì lý do tình cảm. – Zig Ziglar
14. Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau. – Jack Ma
15. Không có điều vĩ đại nào từng đạt được mà thiếu vắng lòng nhiệt tình. – Khuyết danh
16. Cách để bắt đầu mọi thứ chính là ngừng nói và hãy làm đi. – Walt Disney
17. Thời gian của bạn là có hạn, nên đừng sống vì cuộc đời của người khác. – Steve Jobs
18. Cái gì không bán được thì tôi không muốn sáng chế. Doanh số là bằng chứng về tính hữu dụng, và tính hữu dụng là thành công. – Thomas Edison
19. Nếu bạn muốn phát triển, hãy tìm kiếm một cơ hội thật tốt. Nếu bạn muốn có một công ty lớn, bạn hãy nghĩ đến những vấn đề mà bạn phải đối mặt trước khi nghĩ đến thành công. – Jack Ma
20. Nếu mọi người thích bạn, họ sẽ lắng nghe bạn, nhưng nếu họ tin tưởng bạn, họ sẽ làm kinh doanh với bạn. – Zig Ziglar
21. Tôi kiên trì một cách lạ thường, miễn là cuối cùng tôi tìm ra con đường của mình. – Khuyết danh
22. Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn. – Brian Tracy
23. Bạn không cần phải có một công ty với 100 nhân viên để có thể phát triển một ý tưởng. – Larry Page
24. Nếu đã suy nghĩ, hãy nghĩ những điều vĩ mô. – Donald Trump
26. Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối. – Steve Jobs
27. Tài sản giá trị nhất của công ty bạn chính là cách mà khách hàng biết đến nó. – Brian Tracy
28. Những năm 20 tuổi, tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi ngày nào. Một ngày cũng không. – Bill Gates
29. Kinh doanh giống như một cái xe cút kít. Chẳng có gì xảy ra nếu bạn không bắt đầu đẩy. – Khuyết danh
30. Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó. – Donald Trump
31. Nơi nào không có cạnh tranh, nơi đó không có thị trường. – Khuyết danh
32. Kinh doanh? Rất đơn giản; đó là tiền của người khác. – Alexandre Dumas
33. Đôi khi, bằng cách thua một trận đấu bạn sẽ tìm ra cách để thắng cả cuộc chiến. – Donald Trump
34. Mỗi lần bán hàng có năm trở ngại cơ bản: không cần thiết, không có tiền, không vội vàng, không ham muốn, không có niềm tin. – Zig Ziglar
35. Chọn đúng thời gian, sự bền bỉ và mười năm nỗ lực rồi cuối cùng sẽ khiến bạn có vẻ như thành công chỉ trong một đêm. – Biz Stone
36. Tình hình kinh doanh khó khăn sẽ đào thải những kẻ hằng ngày thiếu tích cực trong công tác. – Khuyết danh
37. Một là lắng nghe chính mình bất kể những gì viết ra trên giấy hay ho đến đâu. Thứ hai, bạn nên gắn chặt với những gì mình biết rõ. Thứ ba, đôi khi khoản đầu tư tốt nhất của bạn là những thứ không phải do bạn làm nên. – Donald Trump
38. Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi. – Steve Jobs
39. Điều quan trọng là đặt mình vào vị trí khách hàng. – Khuyết danh
40. Ban đầu, mọi thứ đều rất rẻ. Vì thế, hãy khuyến khích con cái bạn đầu tư ngay khi chúng biết đến giá trị của đồng tiền. – Warren Buffett
41. Để biến những ý tưởng thú vị trở thành hiện thực và những công nghệ còn non yếu thành một công ty có thể tiếp tục đổi mới trong nhiều năm trời, ta cần nhiều kỷ luật. – Steve Jobs
42. Hãy thiết lập mục tiêu và đảm bảo mọi thứ đều tập trung vào mục tiêu đó. – Warren Buffett
43. Hứa hẹn, hứa hẹn thật nhiều, đó là linh hồn của quảng cáo. – Samuel Johnson
44. Hoàn cảnh thuận lợi luôn chứa đựng những yếu tố nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn luôn giúp ta vững vàng hơn. – Khuyết danh
45. Thành công hay thất bại trong kinh doanh là do thái độ trong suy nghĩ nhiều hơn là khả năng suy nghĩ. – Walter Scott
46. Các mối quan hệ chúng ta có với mọi người là vô cùng quan trọng để thành công trong và ngoài công việc. – Khuyết danh
47. Nếu bạn muốn làm giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc. – Warren Buffett
48. Đừng mua những gì vượt quá nhu cầu thực sự của bạn. Hãy làm gương cho con bạn nghĩ và hành động như vậy. – Warren Buffett
49. Bất cứ ai cũng có thể mua được những thứ rất nhỏ từ những khoản tiết kiệm rất nhỏ. Hãy khuyến khích con bạn làm quen với một vài công việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. – Warren Buffett
50. "Tôi không thất bại. Tôi chỉ vừa tìm ra 10.000 cách để nó không hoạt động." – Thomas A.Edison
HÃY COMMENT CÂU NÓI YÊU THÍCH NHẤT CỦA BẠN VÀ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY VỀ TƯỜNG NHÉ!


#nhthang
#suutam

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

Tuân thủ Quy tắc này để Sống lành mạnh - Sống Khỏe


SỐNG LÀNH MẠNH NGAY TỪ HÔM NAY ĐI!

Từ 5-6h: Chuẩn bị thức dậy
Mỗi người nên ngủ khoảng 7 tiếng. Khi tỉnh dậy, bạn nên giữ nguyên tư thế nằm, sau đó dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ nhiều lần. Động tác này có tác dụng điều hòa khí huyết ở vùng bụng giúp việc hấp thụ và tiêu hóa vào buổi sáng được diễn ra thuận lợi.
Từ 7-8h: Ăn một bữa sáng dinh dưỡng
Bắt đầu ngày mới bằng một ly sữa hay một tách cà phê và thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cháo cùng một phần trái cây sẽ giúp bạn có đủ dinh dưỡng và năng lượng.
10h: Ăn các loại hạt
Các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại rất khó tiêu, không nên ăn vào bữa sáng. Các chuyên gia khuyến khích bạn ăn các hạt khô trong khoảng thời gian 9-10h. Một số loại hạt có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch và trí não như hạt hạnh nhân, hạt óc chó.
12h: Ăn trưa
Bữa trưa, lượng thức ăn không cần nhiều nhưng phải phong phú và đa dạng. Bạn có thể chọn các loại rau củ như cà rốt, nấm, bí ngô, rau xanh và dùng thêm một món thịt.
13h: Ngủ trưa 30 phút
Ngủ trưa là khoảng thời gian cho bạn "sạc điện" để trí não nghỉ ngơi và dạ dày làm công việc tiêu hóa.
14h: Uống một tách trà hoặc cà phê
Đây là khoảng thời gian hợp lý để tận hưởng một tách trà hoặc cà phê. Các nghiên cứu chỉ ra uống trà, cà phê lúc này sẽ không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm và giảm nguy cơ mắc bệnh gây ung thư nhờ chứa chất chống oxy hóa.
16h: Uống một ly sữa
Tùy vào thể trạng và nhu cầu của mỗi người, bạn có thể uống hoặc không uống sữa lúc 16h. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu nhiều thể chất thì bạn rất nên bổ sung một ly sữa.
18-20h: Ăn cơm tối
Bữa tối không nên ăn nhiều như bữa sáng và trưa, nếu không sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ. Một bữa cơm tối bên gia đình, cùng nhau chia sẻ công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn xả stress.
21-22h: Làm việc cá nhân và đi ngủ trước 23h
Bạn không nên làm việc quá nhiều sau 22h bởi khiến trí não quá tải, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hiệu quả công việc của ngày hôm sau. Tốt nhất, hãy cố gắng thu xếp công việc, đi ngủ trước 23h và dậy sớm.

-------------


KỸ THUẬT THỞ GIÚP NGỦ NHANH & SÂU 4-7-8

Phương pháp "hơi thở thư giãn", bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây.
Kỹ thuật thở này đòi hỏi một người phải tập trung vào việc điều hòa hơi thở, thay vì suy nghĩ và lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ vào ban đêm.
Cách thở này có nguồn gốc từ một bài tập thở của Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở), hiện vẫn được áp dụng trong yoga, thiền..
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.
Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.
Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.
Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.
Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có caffeine trước khi ngủ.
Uống Trà đinh lăng Tâm Lan, Trà túi lọc Tâm lan cũng cũng bạn ngủ ngon và giải độc, tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe
-------------

QUY TẮC 3 PHÚT SỐNG KHỎE SUỐT ĐỜI

Chải răng trong 3 phút
Phương pháp đánh răng “3-3-3”, tức là mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.
Nằm trên giường 3 phút sau khi tỉnh dậy
25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay mà trước tiên hãy nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút rồi từ từ vận động từ tứ chi đến phần đầu, cổ.
Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi
Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.
Ăn đồ nóng và uống lạnh cách nhau 3 phút
Sau khi ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra. Nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn đồ nóng và đồ lạnh cùng lúc mà nên cách 3 phút.
Ngâm trà trong 3 phút
Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà. Bên cạnh đó, caffeine tiết ra giúp người uống tỉnh táo, sảng khoái tinh thần.
Không tức giận quá 3 phút
Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá 3 phút.

#nhthang
-----------------

Trà Tâm Lan

Hotline: 02763 779 779

 

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG?

 LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG?

Khách hàng giới thiệu khách hàng (referral) là một phương pháp cực kỳ hiệu quả trong bán hàng – bởi giúp kết nối người bán và khách hàng tiềm năng. Theo một kết quả khảo sát của Nielsen, khi được bạn bè giới thiệu – khả năng giao dịch của khách hàng cao hơn bốn lần. Ngoài ra, 92% khách hàng cho rằng họ tin tưởng lời giới thiệu của những người quen biết.
Thông qua referral, khách hàng tiềm năng sẽ tự tin hơn với người bán hàng – và vì thế, giúp cho quá trình ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong thực tế, referral là một trong những cách thức phát triển khách hàng hiệu quả và ít tốn kém nhất.


Nếu không được giới thiệu trước thì người bán hàng là một người xa lạ nên dễ hiểu là khách hàng tiềm năng chưa có bất cứ lý do gì để đặt niềm tin ở bạn. Khi đó, muốn chốt giao dịch thành công – đương nhiên bạn phải vất vả hơn rất nhiều.

Nếu sau khi được phục vụ mà khách hàng vẫn chưa giới thiệu khách hàng tiềm năng cho bạn, hãy đánh giá lại, có thể nguyên do là một hay nhiều trong số dưới đây.

1. Chưa chủ động đề nghị: một số liệu của Dale Carnegie cho hay, khoảng 90% khách hàng hài lòng sẵn sàng giới thiệu những người khác, nhưng vấn đề là chỉ có khoảng 10% những người bán hàng chủ động đề nghị điều đó. Nếu không cho biết rằng bạn có mong muốn phục vụ - thì khách hàng có ít lý do để mang những khách hàng khác đến cho bạn.
2. Trải nghiệm tiêu cực: có thể trước đó khách hàng từng giới thiệu người thân cho bạn nhưng không được phục vụ chu đáo hoặc nhận được phản hồi thiếu tích cực – chắc chắn, khách hàng sẽ không muốn thử một lần nào nữa.
3. Dịch vụ ở mức tạm được: Bạn chưa tạo sự khác biệt để gây ấn tượng cũng như chưa quá xuất sắc để khách hàng ‘phải lòng’. Nếu chỉ bình thường như nhiều người bán hàng khác hẳn khách hàng khó có đủ tự tin nhắc đến tên bạn…
4. Không có động lực: Sau khi giao dịch, khách hàng đạt được những gì họ muốn nên sẽ chẳng mấy để ý đến sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Có thể họ tỏ ra lịch sự khi trao đổi với bạn, nhưng sau đó thì thấy chẳng có lý do gì để giới thiệu ai khác.
Muốn khai thác referral hiệu quả - bạn cần một kế hoạch và nhiều nỗ lực, trong đó quan trọng là sản phẩm hiệu quả và dịch vụ khách hàng xuất sắc là điều kiện cần. Kinh nghiệm thấy rằng yếu tố trọng yếu trong referral là mức độ thân thiết trong mối quan hệ giữa bạn và khách hàng. Nếu bạn đã chân thành xây dựng được mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy – khách hàng sẽ còn hơn cả nhiệt tình trong việc ‘mai mối’ giúp bạn.

Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế.

1. Vượt qua e ngại: cách duy nhất để vượt qua cảm giác lo lắng và ngần ngại là cứ mạnh dạn đề nghị khách hàng. Hãy biết rằng, bạn sẽ chẳng đến nỗi khiến khách hàng mếch lòng khi đề nghị referral – nhưng nếu không, có thể mình đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội gặp khách hàng tiềm năng.
2. Đề nghị một cách cụ thể: Nếu nói một cách chung chung kiểu như "Anh biết ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng thì giới thiệu em nhé!" thì đương nhiên khách hàng sẽ nhận lời nhưng để họ giới thiệu ai đó thì khó đấy. Bạn nên cụ thể hơn về sản phẩm muốn bán, ví dụ: "Tháng này em làm rất tốt, chỉ còn thiếu một thẻ nữa là hoàn thành chỉ tiêu. Từ nay đến cuối tháng chị Hương giới thiệu giúp em một đồng nghiệp mở thẻ nhé. Em cam kết sẽ phục vụ tận tình như cách em đã phục vụ chị Hương lâu nay!"
3. Đúng thời điểm: đừng vội đề nghị referral ngay lần gặp đầu tiên. Trước hết đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của khách hàng. Nếu là thẻ tín dụng, hãy tư vấn khách hàng thật kỹ, giúp hoàn tất thủ tục nhanh chóng. Quan tâm, phục vụ chu đáo cho đến khi khách hàng nhận được thẻ, kích hoạt và quẹt vài lần cho đến khi thanh toán dư nợ thẻ tháng đầu tiên. Khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, khách hàng hoàn toàn hài lòng và uy tín cá nhân được khẳng định – đó là thời điểm bạn nên khéo léo đề nghị referral.
Rất tiếc, trong thực tế nhiều bạn quá sốt sắng ‘khai thác khách hàng’ đến nỗi mới gặp nhau lần đầu đã hỏi mượn điện thoại khách hàng để sao chép danh bạ!
4. Tạo điều kiện cho khách hàng giới thiệu: ví dụ, đừng bao giờ đưa cho khách hàng một danh thiếp – vì đó là ý bạn muốn khách hàng giữ số điện thoại để liên hệ. Hãy đưa nhiều hơn và bao giờ cũng đi kèm với lời đề nghị khéo léo: "Dạ cháu còn chục cái danh thiếp, từ đây đến cuối tuần cô gửi cho người quen trong khu phố giúp cháu nhé!"
5. Quà tặng: thỉnh thoảng cũng nên có những bất ngờ dễ thương dành cho khách hàng để giúp họ nhiệt tình và thường xuyên nhớ đến bạn.
6. Có mục tiêu cụ thể: tránh làm theo kiểu được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Hãy lập mục tiêu chi tiết, ví dụ 1:2 – tức là khai thác được hai khách hàng mới từ một khách hàng hiện hữu. Sau đó, bắt đầu một kế hoạch để thực hiện cho được mục tiêu đề ra.
7. Khai thác chính nguồn khách hàng tiềm năng: ý nói đến nhóm khách hàng chưa giao dịch. Là những người bạn đã từng tiếp thị nhưng vì nhiều lý do nên chưa chốt được. Khách hàng chưa giao dịch nhưng vì ấn tượng với sự chuyên nghiệp và nhiệt tình của bạn nên mỗi khi người thân có nhu cầu họ lại giới thiệu đến bạn.
8. Cập nhật tiến độ thường xuyên: một lưu ý quan trọng là khi được giới thiệu khách hàng tiềm năng, bạn phải chủ động thường xuyên cập nhật tiến độ phục vụ (gặp mặt/tư vấn sản phẩm/đang làm thủ tục/hoàn tất giao dịch…). Đặc biệt, khi phục vụ xong phải thông báo và chân thành cám ơn người giới thiệu – đó là cách nên làm để khuyến khích khách hàng giới thiệu thêm nhiều người khác nữa.
9. Giới thiệu lại khách hàng: còn gì ý nghĩa hơn là tích cực hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách giới thiệu nhiều người khác đến sử dụng sản phẩm dịch vụ. Đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để xây dựng quan hệ khách hàng.
Trong thực tế, hàng ngàn banker đang phục vụ khách hàng – trong đó tỉ lệ không nhỏ là doanh chủ, nhà cung cấp – nhưng ít thấy khi nào các bạn quảng bá sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng của mình, kể cả bằng những cách hoàn toàn miễn phí như qua facebook hay zalo.
10. Khai thác hết tất cả các mối quan hệ: thông thường mỗi một khách hàng có nhiều mối quan hệ, mức độ thân thiết khác nhau tùy đối tượng – tựu trung lại bao gồm:
1) Quan hệ gia đình (anh chị em ruột, người thân…),
2) Quan hệ láng giềng (khu phố, chung cư…),
3) quan hệ đồng nghiệp (cùng tổ chức, bạn hàng, đối tác làm ăn…) và
4) quan hệ xã hội (bạn chơi tennis, thành viên câu lạc bộ …).

Khi có kế hoạch referral, bạn cần quan tâm khai thác hết tất cả những mối quan hệ này. Bất cứ cá nhân nào cũng có những mối quan hệ vừa phong phú vừa đặc biệt – nên một khi ‘thâm nhập’ vào thế giới riêng của mỗi khách hàng, rất có thể bạn sẽ gặp nhiều cơ hội hấp dẫn, bất ngờ không thể đoán trước.
Do vậy, từ bây giờ mỗi khi đến gặp khách hàng - bạn phải xác định đây là cơ hội để bán cho cả công ty, tổ dân phố, thành viên gia đình... Khách hàng tiếp theo sau đó sẽ là đồng nghiệp, người thân gia đình, hàng xóm khu phố, bạn bè đại học, câu lạc bộ tennis, bác sĩ và cả thợ hớt tóc của khách hàng nữa!
Ngoài ra, bên cạnh nguồn referral từ những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm dịch vụ như nói trên – bạn còn có thể khai thác cực kỳ hiệu quả referral từ những người có ảnh hưởng (influencer) – nhóm này rất đa dạng, từ công chức cơ quan quản lý nhà nước đến công an phường, cảnh sát khu vực, cha xứ, sư trụ trì vv… Những người uy tín, có mối quan hệ rộng và có tầm ảnh hưởng đó thường là nguồn tiềm năng cao mà banker nên có kế hoạch tích cực khai thác.

Tác giả: Chuyên gia Trịnh Minh Thảo
Theo Nhịp sống kinh tế

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

13 thói quen để sống và làm việc năng suất hơn

 13 thói quen bạn nên bổ sung vào checklist mỗi ngày để sống và làm việc năng suất hơn

Mình rất hay khuyên các bạn, nhất là những bạn mới làm quen với chuyện đi-làm-chuyên-nghiệp, rằng các bạn cần có một check list cho mỗi ngày. Và cố gắng để hoàn thành nó tốt nhất trong khả năng có thể.

Khi các bạn kiểm soát đời mình, những deadline, công việc, sự chây ì của bản thân tốt hơn… các bạn có thể đọc tiếp bài viết sau. Nhiều giám đốc điều hành cấp cao chơi game trên máy tính để “cảm thấy năng suất” hơn. Sự thật đấy. Những người năng suất cao  có nhiều cách để bản thân họ trở nên năng suất hơn, và checklist công việc hàng ngày chỉ là một trong những điều để họ kiểm tra năng suất của mình.

Việc làm checklist có hai mặt, một mặt sẽ siêu tăng năng suất của bạn, mặt còn lại sẽ có thể khiến bạn trở nên máy móc và đối phó.


Để tránh điều thứ hai, tôi note nhanh ra đây 13 điều bạn có thể bắt đầu với thói quen buổi sáng của bạn.

Dù bạn là ai và hàng ngày bạn làm công việc gì đi chăng nữa, bạn đều cần có những thói quen buổi sáng phù hợp và lành mạnh. Nó là mỏ neo của bạn để bắt đầu ngày mới và nếu bạn bỏ qua nó, cả ngày của bạn sẽ bị lạc hướng. 


Tôi chia sẻ với các bạn tầm quan trọng của những thói quen buổi sáng là gì bởi vì tôi nghĩ là ít ai có thể nói với bạn điều đó, nhưng tôi cũng nhấn mạnh là những thói quen này cần được áp dụng linh hoạt, phụ thuộc vào cuộc sống cá nhân của bạn. Chúng ta không ai giống ai mà đúng không?


#1. Trước tiên thì hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng một ngày

Nhiều người nói với bạn điều này rồi đúng không? Và có thể bạn vẫn còn biện minh vì cái này vì cái khác mà bạn chưa làm được. Chà, làm được hay không làm được thì chính bạn sẽ tự trả lời được thôi. Tôi có thể khẳng định là, khi nào bạn làm được điều này – ngủ đủ 8 tiếng một ngày, ngủ sớm dậy sớm nữa, thì khi đó bạn thực sự trưởng thành.


Có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc ngủ đủ 8 tiếng, càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại khủng khiếp của việc thiếu ngủ. Nhưng tôi chỉ nói thế này thôi bạn thân mến, bạn dùng chiếc điện thoại hay chiếc laptop bạn còn biết lo lắng và cho chúng nghỉ ngơi, thế tại sao không thực sự quan tâm đến cỗ máy con người bạn. Thân thể bạn có thể hẻo sớm vì bị thiếu chăm sóc, điều đó nghe có vẻ xa vời phải không? Có một điều thực tế hơn đây này, bạn sẽ không bao giờ năng suất hơn nếu thiếu ngủ, vì não bộ của bạn rất mệt. Thay đổi đi bạn trẻ.

#2. Luyện tập thể chất vào sáng sớm

Không cần bạn phải luyện tập gym hay gì đó quá nghiêm trọng đâu. Bạn có thể bắt đầu ngày mới bằng cách tản bộ 10-15 phút, mỗi ngày cố gắng thêm một chút, cho đến khi cơ thể bạn sẵn sàng cho việc luyện tập một cách bài bản hơn.


Dậy sớm, ra khỏi căn phòng của mình, ngắm nhìn thế giới, thư giãn đầu óc, còn khiến tăng mọi thứ trong cơ thể bạn đó, sự sáng tạo, tinh thần tích cực, cảm thấy bản thân mình trưởng thành và có ích… vv


#3. Bắt đầu buổi sáng bằng một bữa ăn healthy

Ăn sáng healthy là gì bạn cũng nên tìm hiểu. Sáng ra bạn cần đồ ăn, và việc ăn thứ gì đó healthy sẽ có nhiều lợi ích cho cơ thể và tư duy của bạn.

Bạn có thể ăn ít đường hơn một chút, nhiều rau hoa quả và chất xơ hơn. Hãy cẩn trọng trong việc mua các loại thực phẩm mà bạn sẽ ăn vào người, nguồn gốc của chúng, các mức năng lượng của chúng. Kế đó hãy cẩn thận hơn nữa khi đọc các blog về ăn uống healthy và kiểm tra lại độ chính xác của những thực đơn healthy mà họ khuyến nghị.

#4. Cho bản thân một chút “lazy time” 

Nếu như bạn dậy đủ sớm, bạn sẽ có thêm khoảng thời gian cho riêng mình. Lúc này, khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bản thân: vệ sinh, tập luyện, ăn uống… bạn có thể ngồi chơi, đọc sách hay nằm ườn lướt web… hoặc bất cứ công việc “năng suất thấp” nào khác.


Đây là một khoảng nghỉ cần thiết trước khi bước vào một ngày dài với những áp lực của năng suất.

Sở dĩ có điều này, là hãy luôn nhớ bạn không phải là một cỗ máy, bạn rất “con người”, con người thì cần sống như một con người đúng không?


#5. Dành thời gian để nhìn lại bản thân mình thời gian qua

Chỉ bằng cách nhìn lại bản thân ngày hôm qua, tuần qua, tháng qua… bạn sẽ có định vị tốt hơn về con đường sẽ đi trong thời gian sắp tới. Bạn đã làm tốt việc gì, việc gì bạn có thể làm tốt hơn? Sắp tới bạn nên điều chỉnh checklist như thế nào cho hài hoà nhất? Việc này thực sự hiệu quả đó các bạn thân mến.

#6. Thử việc lập kế hoạch cho ngày trong 10s

Tất nhiên chúng ta sẽ luôn có cả rổ công việc cần phải làm. Vì thế, hãy luôn tập cách “nghĩ thoáng, nhìn tổng quan”. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng việc cho bản thân mình đúng 10s để lập kế hoạch cho ngày.

Nào thử bắt đầu đi, chỉ trong 10s thôi, quyết định xem hôm nay mình sẽ làm 3 việc chính gì? Kế đó là 3 việc phụ gì?


Đầu óc bạn sẽ nhanh nhẹn hơn, và xếp thứ tự ưu tiên tốt hơn nếu như bạn buộc phải ra quyết định trong 10s.


#7. Bắt đầu ngày mới bằng cách tiếp cận một vấn đề khoa học của nghề nghiệp

Đến cơ quan rồi, bạn cũng có thể như bao đồng nghiệp khác, ngồi xuống, bật trình duyệt web lên và cuộn lên cuộn xuống phí mất nửa giờ cho đến một tiếng trong vô định. Nhưng bạn cũng có thể quyết định rằng bạn sẽ không như họ. Việc đầu tiên khi đến cơ quan cũng sẽ là ngồi xuống, bật trình duyệt lên, nhưng sau đó sẽ là đọc một báo cáo khoa học, một bài báo mới, một blog chuyên ngành của một vấn đề nghề nghiệp mà bạn đang quan tâm.

Ngay khi bạn bắt đầu đọc một vấn đề kiến thức, não bộ của bạn sẽ lập tức hoạt động và tiết ra một số chất thúc đẩy việc sáng tạo ra những giải pháp cho các vấn đề công việc liên quan.


Đừng bắt đầu một ngày làm việc với việc lướt facebook hay instagram trong vô thức và lãng phí thời gian vào việc đó. Hãy chủ động tìm đọc một vấn đề khoa học liên quan đến nghề nghiệp để đưa não bộ bạn vào trạng thái sẵn sàng làm việc “cho ngành”.

#8. Đập tan những điều gây xao lãng

Từ chối giao tiếp bất ngờ của đồng nghiệp là một trong những cách hiệu quả để tập trung vào công việc. Đôi khi bạn phải lựa chọn giữa việc trở thành một “hoa hậu thân thiện” nơi công sở, hay trở thành một cá nhân tập trung.


Tắt 3G, wifi cho các thiết bị di động, tắt chức năng push notifications trên các trình duyệt. Thậm chí hãy log out ra khỏi những ứng dụng có thể khiến bạn xao nhãng khỏi công việc.

Headphone cũng giúp bạn tập trung hơn bằng một cách nào đó.


Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiên định với kế hoạch công việc chính của ngày hôm đó, nếu có việc phát sinh chen ngang, hãy để nó xuống sau 4h chiều.


#9. Khi thấm mệt, hãy nghỉ một chút, đừng từ bỏ

Như bài viết gần nhất mình có đề cập, não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu mỗi 1h bạn cho nó nghỉ ngơi. Não bộ và cả cơ thể của bạn nữa, sẽ không thể vượt qua một mốc khó khăn của công việc một khi nó đã mệt. Bạn càng cố làm cho xong thì bạn càng bế tắc. Vì thế điều mà bạn cần là hãy cho bản thân mình nghỉ ngơi một chút thay vì cố quá. Bạn cố quá, bạn sẽ càng cảm thấy chán nản, mệt mỏi và dẫn đến suy nghĩ muốn từ bỏ.

Thực tế là từ khi đi làm, không ai dạy chúng ta là phải làm như thế nào, cũng càng không ai dạy chúng ta khi nào nên nghỉ. Mọi người chỉ cổ suý là hãy cố gắng hơn đi. Vì thế hãy tìm đọc về việc “nghỉ” đúng nghĩa này. Nghỉ một cách thực sự, không công việc, không suy nghĩ đến công việc, không lo lắng cho công việc.


Việc nghỉ ngơi, đôi khi chỉ là nhìn ra ngoài cửa sổ đầy nắng và hoa lá, hoặc đi ra chỗ nào đó thoáng thoáng một mình.

#10. Biết điểm kết thúc của một ngày

Công việc không bao giờ là kết thúc. Bạn còn cả một đời để làm việc. Thực ra có một thực tế là tôi đã gặp rất nhiều người (mà so với những người khác) thì họ đã rất là năng suất rồi. Nhưng họ lại không nhận ra điều đó, thậm chí thấy mình kém cỏi, vì họ làm tràn lan từ ngày này qua ngày khác, và họ luôn thấy còn thêm nhiều việc khác phải làm.


Nên để cho một ngày có điểm kết thúc. Điều này thể hiện rõ ràng khi bạn nhìn lại điều khuyến nghị số 6 của tôi, điều về những việc quan trọng cần phải làm trong ngày nếu bạn chỉ có 10s để quyết định ấy. Làm xong những nhiệm vụ quan trọng đó rồi thì hãy để một ngày được kết thúc, dành sức cho ngày hôm sau.

#11. Theo dõi một ngày bạn làm được những gì

Nhiều người vẽ ra kế hoạch công việc cho ngày rồi để đấy. Bạn không nên như thế. Cuối ngày bạn nên kiểm lại xem bạn đã xong được bao nhiêu việc, bao nhiêu việc còn tồn, bạn có nên làm thêm giờ để xử lý cho xong không? Thói quen nhỏ xíu này sẽ giúp bạn trở thành những người chuyên-nghiệp thực sự trong thế giới nghề nghiệp

#12. Tự thưởng cho chính mình

Đừng quên thưởng cho bản thân mình nếu như bạn đã có một ngày làm việc năng suất. Việc trao thưởng cho bản thân này, tưởng như nhỏ bé nhưng lại có hiệu quả vô cùng lớn. Nó sẽ ghi dấu ấn trong não bộ về việc bạn đã trải qua một ngày tốt, bạn đã làm được một điều tích cực. Và hiệu ứng từ đó sẽ giúp cổ vũ cho chuỗi ngày sau trong đời của bạn.

#13. Checklist hoàn toàn có thể thay đổi

Checklist chỉ là một công cụ để tự bản thân bạn kiểm soát chính mình tốt hơn. Nên hiểu rằng, cuộc sống, công việc, các mối quan hệ, thứ tự ưu tiên công việc của bạn luôn có thể thay đổi. Cuộc sống muôn màu mà đúng không? Vì thế hãy ứng dụng checklist một cách linh hoạt, cân bằng giữa một cuộc sống nghiêm khắc và sáng tạo.

 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà