gtag('config', 'AW-11258748845');
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí kíp Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí kíp Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU ĐÚNG ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

 


CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU ĐÚNG ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Hầu hết mọi người hay đặt mục tiêu sai hoặc thậm chí là không biết đặt mục tiêu. Lý do là hầu hết chúng ta đều đưa ra các mục tiêu rất chung không cụ thể, ví dụ: “Tôi muốn làm giàu” nhưng giàu như nào và bao giờ giàu thì không có. Vậy thế nào là đặt mục tiêu đúng?, sau đây JackMaDK sẽ chia sẻ với các bạn 5 bước thiết lập mục tiêu hiệu quả về TÀI CHÍNH và cách để đạt nó chính xác nhất:
1. Mục tiêu tài chính của bạn là bao nhiêu trong bao lâu? Mục tiêu cần rõ ràng về con số và cụ thể về thời gian đạt được. Chẳng hạn là 20 tỷ/3 năm
2. Số tiền đó phục vụ những việc gì? Chúng ta cần đi sâu vào phần này để tìm được mục đích của việc kiếm tiền tránh việc “Tiền nhiều để làm gì?” Ví dụ Mua nhà bao nhiêu tiền, mua xe bao nhiêu tiền, du lịch, cho con học,...
3. Lựa chọn khách hàng bạn phục vụ mang cho bạn lợi nhuận bao nhiêu? Tôi nhắc lại là bạn “Lựa chọn” chứ không phải là bạn phải bán cái gì. Hầu hết mọi người sẽ bị mắc kẹt trong suy nghĩ là ta phải bán gì đó đang có mà quên mất là bạn có “một quyền lợi đặc biệt” lựa chọn đối tượng khách hàng để phục vụ. Ví dụ bạn chọn là mỗi khách hàng mang lại cho bạn 20 triệu thay vì 2 triệu hoặc 200 triệu hoặc 2 tỷ. Hầu hết mọi người lựa chọn sai tệp khách hàng của mình khiến việc thực hiện mục tiêu rất khó thành hiện thực, vì vậy chúng ta cần lựa chọn tệp khách hàng đem lại lợi nhuận cao nhất. Sau đó ta mới lựa chọn sản phẩm để phục vụ tệp khách hàng của ta. Chẳng hạn nếu bạn chọn mỗi đơn hàng lợi nhuận 2 triệu thì bạn có thể bán khóa học, bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng dạng bán lẻ. Nhưng nếu bạn muốn lãi 20 triệu thì chuyển qua bán đại lý, bán bất động sản, nội thất lớn,...
4. Bạn cần phục vụ bao nhiêu khách hàng để phục vụ mục tiêu đó? Ví dụ trong trường hợp bạn chọn 20 triệu thì bạn lấy 20 tỷ chia cho 20 triệu bạn thu được 1000. Đây là số lượng khách hàng ước mơ của bạn và bạn tập trung vào việc “phục vụ” thay vì “đi bán” hay “kiếm tiền”. Nên nhớ ai cũng muốn được phục vụ chứ người ta không thích bị bán. Như vậy bạn chuyển mục tiêu kiếm tiền thành mục tiêu “tìm đủ số khách hàng mơ ước” để phục vụ. Tôi tin chắc bạn sẽ dễ dàng hơn và chốt sale tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn.
5. Tính ra số người phục vụ trong 1 năm, tháng, ngày, ví dụ là 1000 trong 3 năm thì 333 người/năm và 33 người/tháng (1 năm 10 tháng trừ ngày nghỉ), 1 người/ngày. Bạn đo lường hàng ngày các con số này và mục tiêu sẽ dẫn lối cho bạn thành công.
Khi đã lập ra được mục tiêu với 5 bước trên, bạn cần nhớ một điều quan trọng nhất ở đây chính là việc chuyển trạng thái từ kiếm tiền cho bản thân mình sang giúp người khác, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận cho mình, và đây chính là điểm mấu chốt để giúp chúng ta thực hiện được các mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng nhất. Chúc các bạn thành công với mục tiêu của mình.

nhthang.com

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

20 bài học nhà lãnh đạo không thể bỏ qua

 


20 bài học nhà lãnh đạo không thể bỏ qua📌



Nhà lãnh đạo càng tự nhận thức tốt sẽ càng dễ ra quyết định sáng suốt.

Nhà lãnh đạo thành công là người biết cách cân bằng hài hòa mọi thứ. Họ tin vào chính mình ở mức vừa phải để vẫn có thể lắng nghe người khác. Họ biết khi nào nên tiếp tục và khi nào nên bỏ cuộc.

Amanda Abella là huấn luyện viên mảng tài chính, kinh doanh trực tuyến được nhiều người biết đến. Bà còn là nhà văn, tác giả cuốn sách best-seller trên Amazon Make Money Your Honey. Với kinh nghiệm gặp gỡ, trò chuyện với nhiều doanh nhân thành công, Abella đã rút ra 25 bài học hữu ích và cần thiết với mọi nhà lãnh đạo:

1. Học tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một đức tính tốt và là một trong những điều đầu tiên mà nhà lãnh đạo cần học tập. Có không ít người (trong đó có Abella) thuộc tuýp người thích kiểm soát mọi thứ, kể cả với những chuyện đã xảy ra. Tuy nhiên, kinh doanh là công việc đòi hỏi sự nhẫn nại, tính kiên trì hơn tỏ ra nôn nóng. "Thực tế, doanh nhân phải học cách kiềm chế mong muốn kiểm soát mọi việc và học cách buông bỏ những thứ không cần thiết để tập trung vào những việc ưu tiên", bà nói.


2. Học cách từ bỏ

Việc biết khi nào nên từ bỏ cũng quan trọng như việc bạn biết khi nào nên tiếp tục. "Có những dự án hoạt động không hiệu quả và công việc của nhà lãnh đạo là biết thời điểm nào nên rút lui hoặc theo đuổi chúng tới cùng", bà nói.


3. Khả năng sớm phục hồi

Bất kỳ doanh nhân thành công nào cũng từng ít nhất một lần nếm qua cảm giác thất bại, đặc biệt vào thời gian đầu lập nghiệp. Và khả năng sớm phục hồi là thứ giúp họ đứng lên sau khi vấp ngã để tiếp tục tiến lên phía trước. 


4. Đừng nói lời từ chối với tư cách cá nhân

Một trong những bài học lãnh đạo tuyệt vời mà mọi doanh nhân cần biết, đó là đừng bao giờ đưa ra lời từ chối những thứ liên quan đến công việc với tư cách cá nhân. Theo kinh nghiệm của Abella, nhà lãnh đạo sẽ thấy hối hận, sẽ có những cánh cửa đóng sầm trước mặt họ sau đó. Đã có không ít nhà lãnh đạo mắc lỗi này, và bài học họ rút ra là đừng vội vàng nói "không" dưới danh nghĩa cá nhân.


5. Lường trước rủi ro

Việc mở doanh nghiệp và trở thành nhà lãnh đạo đòi hỏi bạn phải lường trước những rủi ro có thể xảy đến. Một trong số đó chính là rủi ro tài chính.


"Không ít nhà lãnh đạo hy vọng ý tưởng kinh doanh mới sẽ giúp họ hái ra tiền trong khi không biết nên bắt đầu từ đâu. Sau cùng, họ làm liều bằng cách xắn tay áo lao vào dù không chắc mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu", bà phân tích.

Giải pháp ở đây là hiểu rõ vấn đề và tính toán mọi rủi ro có thể xảy đến. Hãy thực hiện các nghiên cứu, cân nhắc những rào cản cũng như sẵn sàng đối mặt với nó trong mọi tình huống.

1. Gánh vác trách nhiệm

2. Bản lĩnh của một nhà lãnh đạo được thể hiện rõ khi doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Nếu đó là rắc rối do người đứng đầu doanh nghiệp gây ra, họ phải tự chịu trách nhiệm. Nếu đó là lỗi của cấp dưới thì họ vẫn phải là người đầu tiên gánh vác trách nhiệm trước khi xác định nhân viên phạm lỗi.

Theo Abella, việc nhà lãnh đạo đổ lỗi cho người khác có thể gây ra hậu quả khôn lường. Trường hợp của Chip Wilson - cựu CEO của hãng đồ thể thao yoga nổi tiếng Lululemon là ví dụ điển hình. Tháng 10/2013, khách hàng của Lululemon phàn nàn rằng những chiếc quần legging họ mới mua được vài tuần đã bị giãn. Sau đó, trong một bài phỏng vấn trên Bloomberg, Wilson đổ lỗi quần giãn nhanh là do cơ thể người mặc. Trước đó, ông cũng từng đưa ra khá nhiều phát ngôn thái quá về phụ nữ, các vụ ly hôn và cả người Nhật Bản. Phải mất một thời gian dài doanh số của Lululemon mới tăng trưởng trở lại sau loạt scandal này.

1. Chăm sóc sức khỏe

Nhiều người nhìn nhận sức khỏe của doanh nhân (cả về tinh thần lẫn thể chất) sẽ phản ánh sức khỏe của chính doanh nghiệp họ đang điều hành. Đó là lý do tại sao thông tin về một nhà lãnh đạo chú ý rèn luyện bản thân lại có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hai việc này thường đi đôi với nhau. 


2. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức

Khả năng tự nhận thức của nhà lãnh đạo càng tốt thì họ càng dễ đưa ra những quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp. Chưa kể, chúng còn giúp họ thoát khỏi tư duy lối mòn.


Có giai đoạn Abella thấy mình muốn kiểm soát nhiều việc hơn trước, thậm chí còn không để nhân viên trợ lý làm một số việc mà người này vẫn thường làm. Bà biết mình đang cư xử một cách kỳ lạ nhưng không biết tại sao. "Cuối cùng, tôi nhận ra do bản thân không còn kiểm soát được cuộc sống cá nhân nên tôi đã "bù đắp" khoảng trống đó bằng cách kiểm soát công việc nhiều hơn. Và ngay khi nhận ra điều đó, tôi đã xin lỗi trợ lý của mình và để cô ấy làm việc bình thường", bà chia sẻ.

Một nghiên cứu mới đây do tổ chức tư vấn Green Peak Partners thực hiện đã phát hiện ra kỹ năng tự nhận thức là một trong những tiêu chí hàng đầu đối với nhà lãnh đạo thành công.

1. Học cách trao quyền, giao việc

2. Nhà lãnh đạo giỏi biết rằng họ không thể tự mình làm hết mọi thứ. Do đó, họ trao quyền, giao việc cho nhân viên nhằm giảm bớt khối lượng công việc và để nhân viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng. Là người đứng đầu tập thể, bạn không thể chỉ làm những thứ bạn có thể mà cần làm những thứ mà nhiều người không thể.

Ví dụ, Abella có khả năng thiết kế website dạng đơn giản nhưng bà không muốn lãng phí thời gian cá nhân vào việc đó. "Thay vì vậy, tôi phát triển những lĩnh vực vốn là thế mạnh của mình như viết lách, marketing. Đây là những thứ mà tôi nổi trội và khiến tôi có thể làm việc không màng giờ giấc", bà chia sẻ.

1. Học cách nói lời từ chối

2. Với cương vị là nhà lãnh đạo, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời mời tham gia sự kiện hay thực hiện dự án mới. Ban đầu, đó có thể là những cơ hội tuyệt vời đối với bạn. Nhưng sau một thời gian, chúng sẽ là rào cản cho sự tiến bộ của bạn. Đó là lý do tại sao việc học cách nói lời từ chối luôn là một trong những bài học mà nhà lãnh đạo không thể bỏ qua.

"Hãy tập trung vào những điều cần thiết đối với doanh nghiệp cho dù đôi khi việc đó đòi hỏi bạn phải từ chối nhiều người", Abella khuyên.

1. Học cách tin vào bản thân

2. Tin vào bản thân là một bài học lớn khác mà nhà lãnh đạo không thể bỏ qua. Bạn phải tin vào chính mình để ra những quyết định cả lớn lẫn nhỏ. Đó là công việc của bạn.

3. Tin vào những thứ lớn lao khác

Khi hỏi về bí quyết thành công của các doanh nhân, Abella nhận ra có một điểm chung giữa họ. Đó là họ tin vào những thứ lớn lao khác ngoài bản thân mình, như: sứ mệnh, tầm nhìn, các hình thức tâm linh,... giúp họ giữ vững tin tiến lên phía trước.


4. Học cách lắng nghe người khác

Giống như việc không thể tự làm hết mọi thứ, nhà lãnh đạo cũng hiểu rằng không ai biết hết mọi chuyện. Nếu bạn thực sự muốn thành công, bạn phải học cách lắng nghe người khác để học hỏi.


5. Đừng vội vàng ra quyết định

"Khi mới thành lập doanh nghiệp, tôi có một thói quen xấu là thích sớm ra quyết định. Nhưng khi doanh nghiệp lớn mạnh, và bản thân tôi cũng trưởng thành hơn, tôi nhận ra thói quen này không thông minh chút nào. Những quyết định lớn xứng đáng với sự cân nhắc cẩn thận (nhưng cũng đừng mất quá nhiều thời gian)", bà chia sẻ.


6. Đừng điều hành doanh nghiệp vì lợi ích bản thân

Hầu hết mọi doanh nhân đều có một vài động lực hay sứ mệnh thúc đẩy họ lãnh đạo doanh nghiệp. Rất hiếm nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp vì lợi ích chính mình.


7. Không ngừng học hỏi

Nhà lãnh đạo thành công luôn không ngừng học hỏi và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mới. Có người xem đây là một cách giúp bản thân và doanh nghiệp phát triển, cũng có những người xem điều này là cách giúp họ thỏa mãn niềm khao khát kiến thức vô tận.


8. Suy nghĩ sáng tạo

Nhà lãnh đạo thành công hiểu rằng đôi lúc họ cần thoát khỏi lối mòn tư duy và suy nghĩ sáng tạo, đặc biệt trong công việc. Có nhiều cách để làm được điều này, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, nghỉ ngơi, rời văn phòng sớm hoặc thử những điều mới mẻ trong cuộc sống.


9. Cho đi không cần nhận lại

Một phần của bí quyết tạo nên một nhà lãnh đạo thành công là tinh thần cho đi không cần nhận lại, bằng cách giúp đỡ người khác cải thiện cuộc sống hoặc phát triển công việc kinh doanh.


10. Minh bạch

Cũng giống như nhà lãnh đạo biết gánh vác trách nhiệm, họ cũng phải tỏ ra minh bạch trước nhân viên và khách hàng của mình. Điều này giúp mọi người thêm tin tưởng họ.


11. Đối xử công bằng với nhân viên

Nghiên cứu mới đây của Đại học Michigan đăng tải trên tạp chí Harvard Business Review phát hiện ra, những đội, nhóm làm việc tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn tại chỗ làm. Và một trong những cách giúp nhà lãnh đạo thúc đẩy tính tích cực này là đối xử với nhân viên một cách công bằng. Hãy đối xử bình đẳng như nhau với tất cả mọi người.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn tìm ra 3 yếu tố thúc đẩy tính tích cực ở mỗi người:


* Quan tâm và gánh vác trách nhiệm công việc với đồng nghiệp

* Luôn tạo điều kiện hỗ trợ những người khác

* Tránh đổ lỗi và học cách tha thứ lỗi lầm

Nguồn: DNSG


P/s:

📍 Muốn trở thành lãnh đạo giỏi đòi hỏi nhiều năng lực, kiến thức và kỹ năng. Do vậy, liên tục học hỏi, quan sát, trau dồi và để tâm đến nhiều yếu tố quan trọng rất cần thiết trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo, Những điều trên đây sẽ phần nào góp phần đánh thức năng lực lãnh đạo nếu chúng ta thật sự mong muốn, Cuối tuần vẫn không ngừng học hỏi và rèn luyện nhé những nhà lãnh đạo✨

nhthang


Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

9 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH BUÔN BÁN

 


9 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH BUÔN BÁN


(Sau khi đọc xong những dòng này mình quyết định chia sẻ vì chắc sẽ có ai đó cần)


1. Chọn phân khúc khách hàng nào? Bạn vẽ rõ chân dung khách hàng của mình chưa?


2. Giải pháp của bạn cung cấp cho khách hàng là gì? Giải pháp cần độc đáo và khác biệt so với đối thủ?


3. Kênh của bạn triển khai là gì? Kênh có tăng quy mô & số lượng được ko?


4. Chăm sóc khách hàng như thế nào? Bạn làm gì để khách hàng vượt trên sự mong đợi?


5. Các hoạt động trọng yếu của bạn là gì? Câu hỏi là làm thế nào để xác định đó là trọng yếu?


6. Nguồn lực của bạn gồm những gì? Đâu là nguồn lực quan trọng bạn cần tập trung?


7. Đối tác quan trọng của bạn là ai? nhà cung cấp, đối tác chiến lược... Làm sao để giữ quan hệ với đối tác?


8. Cơ cấu chi phí của bạn như thế nào? Làm thế nào để cắt giảm những lãng phí


9. Dòng doanh thu của bạn như thế nào? Cách nào để tăng đột phá doanh thu?


 Bạn thấy hay để lại Bình luận để mình chia sẻ tiếp nhé!

st

Bức thư xin từ chức khiến sếp cả đêm không ngủ được

 Bức thư xin từ chức của một nhân viên khiến sếp cả đêm không ngủ được: "Là một lãnh đạo, đừng bận tâm hết mọi điều nhỏ nhặt...

Là một lãnh đạo thông minh, đừng bao giờ dùng cảm xúc cá nhân để quản lý công ty. Tâm lý hẹp hòi sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên lộn xộn, không theo hệ thống.

Hai năm trước, một đồng nghiệp của tôi đã viết một bức thư cho lãnh đạo. Sau khi xem nó xong, sếp đã nói với anh ấy: "Cả đêm tôi không ngủ được, bức thư của bạn khiến tôi phải suy ngẫm thật lâu!"

Nội dung bức thư thế này:

Trong hai năm, tôi đã thay đổi công việc nhiều lần, từ nhà phát triển WAP chuyển sang làm quản lý mạng. Nơi làm có thời gian ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất thì làm tới bây giờ.

Vào thời điểm đó, tôi còn khá hoang mang, không biết mình nên làm gì. Và nhảy việc là cách để tôi tiếp thu kiến thức mới, nhưng nhảy việc cũng khiến tôi trở nên dễ nóng nảy hơn rất nhiều.

Khi đến với môi trường mới này, tôi cảm thấy khá tốt. Lúc đầu, tôi đã quyết tâm sẽ làm việc thật chăm chỉ. Trong đầu tôi nghĩ ra rất nhiều dự án, và tôi muốn công ty có thể thực hiện nó. Nhưng cách cư xử của bạn và nhiều việc xảy ra trong công ty khiến tôi thấy rất thất vọng.

Tôi nghĩ rằng chỉ khi làm việc với một nhà lãnh đạo khôn ngoan, quyết đoán và sáng suốt, thì tôi mới có thể phát triển con đường tương lai của mình ở đây.

Đã từng làm việc với nhiều công ty tư nhân, nên tôi hiểu nỗi khó khăn của ông chủ, vì vậy trong quá trình làm việc tôi hiếm khi bày tỏ sự không hài lòng của mình. Nhưng nay tôi không thể chịu đựng được nữa, vì thế muốn xin từ chức.

Chỉ là có một số điều, tôi nghĩ vẫn nên nói với sếp:

1. Là một ông chủ, có vài điều nhỏ nhặt anh không nên quá bận tâm. Người làm sếp thì nên làm những việc có trình độ tương đương, những việc lớn, chứ không phải suốt ngày nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của nhân viên, việc này sẽ khiến người ta cảm thấy rất khó chịu.

Ví dụ: Máy tính kia nên để ai sử dụng, tại sao nhân viên kia lại hay đi muộn về sớm, hoặc những việc thanh toán... Những chuyện đó đã có bộ phận nhân sự và kế toán lo, sếp không nên tự làm hỏng hình ảnh của mình.

Tôi chưa bao giờ thấy có vị lãnh đạo nào đích thân tính tiền lương hàng năm cho nhân viên, rồi lại đích thân gửi đi?

Bạn làm như vậy, chẳng phải đang tự tạo thêm lượng công việc cho mình hay sao?

2. Tiết kiệm chi phí văn phòng là tốt, nhưng bạn lại đề nghị nhân viên sử dụng Internet trong tầm giới hạn, không được sử dụng quá nhiều bút viết, gọi điện cho khách hàng cũng không được vượt quá số tiền điện thoại, tiền xăng cộ cho nhân viên thì không nhiều... Làm như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy bạn keo kiệt, vì phàn nàn về bạn mà tiến độ công việc cũng giảm đi rất nhiều.

3. Làm việc gì cũng phải công bằng. Về việc tăng ca, nên có quy định cụ thể.

Nhân viên phải làm việc hiệu quả chứ không nên chỉ chơi trong giờ hành chính rồi đăng kí làm thêm giờ để kiếm lương gấp đôi. Công việc có hoàn thành xong đúng giờ hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức cá nhân.

Tại sao anh lại có cách đối xử với mỗi người khác nhau? Điều này sẽ rất bất công với người khác, làm như vậy sao giữ được lòng người?


4. Nói chuyện nên có giới hạn, đừng vì bản thân có chức quyền mà nói nặng người khác. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để lấy hợp đồng mới về cho công ty. Tuy dự án này có mức lương hàng năm không cao, nhưng bạn cũng không cần trừ tiền và phê bình tôi trước mọi người chứ?

5. Đừng bao giờ dùng hành vi cá nhân để quản lý công ty, và cho rằng công ty là của mình. Tâm lý hẹp hòi sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên lộn xộn, không theo hệ thống.

6. Tôi thích làm việc tự do, không thích bị ràng buộc và thích có không gian thể hiện khả năng của mình. Nhưng những điều này công ty đều không thể đáp ứng, nhận rõ công ty không phù hợp với mình, vì thế tôi đã xin từ chức.

7. Công ty chính là một khu tập thể xã hội thu nhỏ, dù công ty trước kia từng thành công rực rỡ thế nào, thì hiện tại nó đang thiếu đi bầu không khí đoàn kết, mỗi nhân viên đều không có cảm giác an toàn. Đã nhiều năm, nhưng những nhân viên kì cựu đều không được thăng chức, tăng lương hay tổ chức tham gia bất kì khóa học nâng cao kĩ năng nào cả.

Thưa sếp, anh có thể tìm được một nhân viên giỏi hơn tôi, nhưng không thể chỉ dựa vào tiền để giữ trái tim nhân viên mãi trung thành. Việc từ chức của tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty, nhưng mong rằng sếp có thể thay đổi vài thói quen trong quá trình quản lý của mình. Chúc công ty ngày một phát triển thịnh vượng.

Làm nhân viên đã khó, làm sếp lại càng khó hơn. Mỗi người trong quá trình trưởng thành và phấn đấu từng ngày nhất định sẽ không thể tránh được việc phải phạm sai lầm. Chỉ mong bạn có thể biết lắng nghe và tìm cách thay đổi để bản thân ngày một tốt đẹp hơn...

nhthang

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

21 Bí Kíp Nâng cao Nghệ thuật Bán hàng

 Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sale nào cũng cần "nằm lòng".

Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Công việc này càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh môi trường công nghệ như hiện tại - nơi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng.

Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng":

1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.

2. “Hãy chuẩn bị nhiều câu hỏi. Nhân viên bán hàng thường chỉ chăm chú chuẩn bị những gì muốn nói với khách hàng mà quên suy nghĩ về việc nên đặt những câu hỏi nào. Một buổi bán hàng thành công không dừng lại ở việc đưa ra thông tin cho khách hàng mà nên đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về họ”, Mark Hunter - The Sales Hunter.

3. “Hãy kết hợp video vào quá trình bán hàng. Cố gắng không chỉ nói từ slide này đến slide khác một cách đều đều, đơn điệu. Thay vào đó, hãy đi quanh căn phòng và thu hút người nghe sau đó xen kẽ thêm những video để giải thích cho các quan điểm mà bạn đưa ra. Nội dung video có thể về cách bạn đang giúp công ty phát triển và phỏng vấn các thành viên trong nhóm”, Yaniv Masjedi - Phó chủ tịch marketing của Nextiva.

4. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.

5. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker - Salesforce.

6. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.

7. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.

8. “Hãy kết thân với đội ngũ marketing ở công ty”, Phil Simpson, Salesforce.

9. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.

10. “Làm việc đa nhiệm là kỹ năng đang được đánh giá quá cao. Trên thực tế, tôi tin rằng đa nhiệm chỉ đơn giản là cơ hội làm rối tung rất nhiều thứ cùng một lúc. Chìa khoá để thành công trong một môi trường bán hàng đầy cơ hội là sự ưu tiên nghiêm ngặt”, Nick Hedges, CEO và chủ tịch Velocify.

11. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.

12.“Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.

13.“Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.

14.“Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.

15.“Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.

16.“Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.

17.“Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.

18.“Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.

19."Những công cụ đo lường hiệu quả bán hàng không chỉ dành cho các nhà quản lý, nó dành cho cả chính nhân viên sales. Hãy cho họ biết khả năng đạt được hạn mức doanh số bán hàng và hình dung về mục tiêu doanh thu", William Tyree, Giám đốc marketing RingDNA.

20.“Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn.

Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.

21.“Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

nhthang.com

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

CÔNG THỨC THIẾT LẬP MỤC TIÊU THÔNG MINH SMART

CÔNG THỨC THIẾT LẬP MỤC TIÊU THÔNG MINH SMART


SMART - Thiết lập mục tiêu thông minh là viết tắt của 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: 

🍀 Rõ ràng, cụ thể (Specific)

🍀 Có thể đo lường (Measurable), 

🍀 Có thể đạt được (Attainable)

🍀 Liên quan, phù hợp (Relevant)

🍀 Có thời hạn (Time-Based). 


💥 Công thức đặc mục tiêu SMART là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để đặt ra mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành. Bạn có thể là người đứng đầu tổ chức gồm 300 người hay chủ doanh nghiệp nhỏ. Hay chỉ đơn giản là người muốn giảm cân. Dù là ai đi nữa, học cách đề ra mục tiêu SMART có thể nâng cao cơ hội thành công của bạn.

💥 SMART sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu cụ thể hơn và dễ dàng đạt được một cách nhanh chóng. Cùng áp dụng ngay vào cuộc sống và công việc để chinh phục những mục tiêu đột phá nhé!

💥 LUÔN LUÔN BẮT ĐẦU BẰNG MỤC TIÊU TRONG MỌI VIỆC❗️❗️❗️

🎁 Nếu thật sự mong muốn thành công, hãy luôn nhớ phải luôn luôn bắt đầu bằng mục tiêu, chỉ có mục tiêu mới đủ dẫn lối chúng ra hướng đến điều mình mong muốn mỗi ngày. 

🎁 Hãy đặt mục tiêu và mỗi ngày hành động để đạt được điều mình khao khát✊

NhThang

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

HƯỚNG DẪN BẠN LẬP KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU NGAY HÔM NAY!

 HƯỚNG DẪN BẠN LẬP KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NGAY HÔM NAY!

1. Mỗi ngày
- Không làm cú, ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm giấc ngủ 7 tiếng
- Dành 20-60 phút để học tiếng Anh, đọc sách
- Dành 20-40 phút để vận động tay chân
- Ăn chút hoa quả
- Dành 15-30 phút để chăm sóc da (sang lên nào!)

2. Mỗi tuần
- Gọi điện cho bố mẹ ít nhất 1 lần
- Dành 3-12 tiếng học tập hoặc nâng cao một kỹ năng nào đó
- Vào bếp ít nhất 1 lần, học nấu ăn, ít nhất bạn có thể chăm sóc cho bản thân
- Dành 2-6 tiếng tham gia các hoạt động tập thể hữu ích
- Cân 1 lần, kiểm soát tốt trạng thái cơ thể của bản thân
- Dọn dẹp sắp xếp phòng 1 lần
- Dành ra 20-40 phút để suy nghĩ lại, lên kế hoạch
3. Mỗi tháng
- Gửi một lời hỏi thăm cho người bạn đã lâu không liên lạc
- Dành một niềm vui bất ngờ cho người bạn yêu thương
- Hẹn người bạn, người hướng dẫn, đồng nghiệp quan trọng hay thân thiết, mời ăn một bữa cơm
- Dành khoảng thời gian từ 2-4 tiếng để ở một mình, đánh giá lại bản thân trong thời gian qua
- Xem một bộ phim điện ảnh
- Làm quen với một người bạn mới
- Đọc hết một cuốn sách
4. Mỗi quý
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch với hành trình ngắn khoảng 2-3 ngày
- Tặng cho bố mẹ một món quà
- Tặng cho bản thân một món quà
- Hỏi thăm người thân của bố mẹ
- Làm quen với một người rất đáng để bạn học hỏi
- Tham gia 1 một hoạt động giải trí như một buổi biểu diễn ca nhạc, một buổi hòa nhạc, một buổi diễn kịch, một cuộc triển lãm...
- Học thêm một kiến thức hay một kỹ năng mới
- Tâm sự mỏng với người yêu hoặc bạn đời về cuộc sống gần đây
- Duy trì ngoại hình xinh gái, đủ để đi thả thính
5. Mỗi năm
- Dành cho bản thân một chuyến du lịch từ 5 ngày trở lên
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện một lần, dẫn theo cả cha mẹ, người yêu
- Nếu ở xa nhà, hãy cố gắng về nhà ít nhất hai lần
- Dựa theo khả năng kinh tế của bản thân, đưa bố mẹ một bao lì xì thật to
- Sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ những món đồ bản thân không dùng đến nữa
- Đón một sinh nhật khác biệt
- Tự thưởng cho bản thân thứ mình thích, một món quà có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
- Qua sự cố gắng của bản thân ít nhất phải đạt được một điều đáng để ghi lại
- Cố gắng làm một bài tổng kết toàn diện về bản thân trong năm qua, và lập kế hoạch cho năm mới
Bạn cần sống thật tốt qua từng quý, từng tháng, từng tuần, từng ngày...Tích lũy những thành công nho nhỏ sẽ giúp bạn thấy cuộc sống thật ý nghĩa và mình có thể làm những điều lớn lao hơn nhiều!

P/s: Hãy từng bước tạo ra những thành công nhỏ mỗi ngày trước khi muốn có được thành công lớn cho cuộc đời.


Nguồn sưu tầm: Phạm Ngọc Anh, Nghĩ giàu làm giàu.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

50 CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC DOANH NHÂN

 TỔNG HỢP 50 CÂU NÓI TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC DOANH NHÂN

1. Tôi chỉ dùng khoảng 10% não mình để nghĩ về việc kinh doanh. Nó không phức tạp lắm đâu. Bill Gates
2. Gửi những nhà kinh doanh: nếu muốn làm điều gì đó, hãy làm ngay bây giờ. Nếu không, bạn sẽ phải hối hận. – Catherine Cook
3. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm. – Mark Zuckerberg
4. Hành trình vạn dặm khởi đầu từ bước chân đầu tiên. – Khổng Tử
5. Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn học vĩ đại nhất của bạn. – Bill Gates
6. Hãy thỏa thuận khi bắt đầu cày ruộng. Đừng để phải cãi nhau khi mùa gặt đến. – Ngạn ngữ Ả Rập
7. Kẻ chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc; kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng. – Vince Lombardi
8. Không có gì cần thiết hơn trong kinh doanh là sự nhanh nhạy. – Joseph Addison
9. Chúng tôi thực hiện 60 triệu giao dịch mỗi ngày. Mọi người không biết nhau. Tôi không biết bạn, tôi gửi sản phẩm cho bạn. Bạn cũng chẳng biết tôi, nhưng bạn vẫn chuyển tiền cho tôi. – Jack Ma
10. Đừng bao giờ để lại ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay. – Khuyết danh
11. Người thành đạt không hẳn là người ra quyết định đúng đắn mà là người biết làm cho quyết định của mình trở lên đúng đắn, nói cách khác họ chấp nhận ý kiến phản hồi và tự sửa đổi. họ luôn tiếp nhận thông tin mới, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết và không bao giờ có thái độ nửa vời hay dao động. – Khuyết danh
12. Một trong những lỗi lầm lớn nhất của con người là họ cứ ép mình phải hứng thú với thứ gì đó. Bạn không chọn đam mê của mình; chính đam mê lựa chọn bạn. – Jeff Bezos
13. Người ta không mua vì lý do hợp lý. Họ mua vì lý do tình cảm. – Zig Ziglar
14. Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau. – Jack Ma
15. Không có điều vĩ đại nào từng đạt được mà thiếu vắng lòng nhiệt tình. – Khuyết danh
16. Cách để bắt đầu mọi thứ chính là ngừng nói và hãy làm đi. – Walt Disney
17. Thời gian của bạn là có hạn, nên đừng sống vì cuộc đời của người khác. – Steve Jobs
18. Cái gì không bán được thì tôi không muốn sáng chế. Doanh số là bằng chứng về tính hữu dụng, và tính hữu dụng là thành công. – Thomas Edison
19. Nếu bạn muốn phát triển, hãy tìm kiếm một cơ hội thật tốt. Nếu bạn muốn có một công ty lớn, bạn hãy nghĩ đến những vấn đề mà bạn phải đối mặt trước khi nghĩ đến thành công. – Jack Ma
20. Nếu mọi người thích bạn, họ sẽ lắng nghe bạn, nhưng nếu họ tin tưởng bạn, họ sẽ làm kinh doanh với bạn. – Zig Ziglar
21. Tôi kiên trì một cách lạ thường, miễn là cuối cùng tôi tìm ra con đường của mình. – Khuyết danh
22. Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn. – Brian Tracy
23. Bạn không cần phải có một công ty với 100 nhân viên để có thể phát triển một ý tưởng. – Larry Page
24. Nếu đã suy nghĩ, hãy nghĩ những điều vĩ mô. – Donald Trump
26. Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối. – Steve Jobs
27. Tài sản giá trị nhất của công ty bạn chính là cách mà khách hàng biết đến nó. – Brian Tracy
28. Những năm 20 tuổi, tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi ngày nào. Một ngày cũng không. – Bill Gates
29. Kinh doanh giống như một cái xe cút kít. Chẳng có gì xảy ra nếu bạn không bắt đầu đẩy. – Khuyết danh
30. Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó. – Donald Trump
31. Nơi nào không có cạnh tranh, nơi đó không có thị trường. – Khuyết danh
32. Kinh doanh? Rất đơn giản; đó là tiền của người khác. – Alexandre Dumas
33. Đôi khi, bằng cách thua một trận đấu bạn sẽ tìm ra cách để thắng cả cuộc chiến. – Donald Trump
34. Mỗi lần bán hàng có năm trở ngại cơ bản: không cần thiết, không có tiền, không vội vàng, không ham muốn, không có niềm tin. – Zig Ziglar
35. Chọn đúng thời gian, sự bền bỉ và mười năm nỗ lực rồi cuối cùng sẽ khiến bạn có vẻ như thành công chỉ trong một đêm. – Biz Stone
36. Tình hình kinh doanh khó khăn sẽ đào thải những kẻ hằng ngày thiếu tích cực trong công tác. – Khuyết danh
37. Một là lắng nghe chính mình bất kể những gì viết ra trên giấy hay ho đến đâu. Thứ hai, bạn nên gắn chặt với những gì mình biết rõ. Thứ ba, đôi khi khoản đầu tư tốt nhất của bạn là những thứ không phải do bạn làm nên. – Donald Trump
38. Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi. – Steve Jobs
39. Điều quan trọng là đặt mình vào vị trí khách hàng. – Khuyết danh
40. Ban đầu, mọi thứ đều rất rẻ. Vì thế, hãy khuyến khích con cái bạn đầu tư ngay khi chúng biết đến giá trị của đồng tiền. – Warren Buffett
41. Để biến những ý tưởng thú vị trở thành hiện thực và những công nghệ còn non yếu thành một công ty có thể tiếp tục đổi mới trong nhiều năm trời, ta cần nhiều kỷ luật. – Steve Jobs
42. Hãy thiết lập mục tiêu và đảm bảo mọi thứ đều tập trung vào mục tiêu đó. – Warren Buffett
43. Hứa hẹn, hứa hẹn thật nhiều, đó là linh hồn của quảng cáo. – Samuel Johnson
44. Hoàn cảnh thuận lợi luôn chứa đựng những yếu tố nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn luôn giúp ta vững vàng hơn. – Khuyết danh
45. Thành công hay thất bại trong kinh doanh là do thái độ trong suy nghĩ nhiều hơn là khả năng suy nghĩ. – Walter Scott
46. Các mối quan hệ chúng ta có với mọi người là vô cùng quan trọng để thành công trong và ngoài công việc. – Khuyết danh
47. Nếu bạn muốn làm giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc. – Warren Buffett
48. Đừng mua những gì vượt quá nhu cầu thực sự của bạn. Hãy làm gương cho con bạn nghĩ và hành động như vậy. – Warren Buffett
49. Bất cứ ai cũng có thể mua được những thứ rất nhỏ từ những khoản tiết kiệm rất nhỏ. Hãy khuyến khích con bạn làm quen với một vài công việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. – Warren Buffett
50. "Tôi không thất bại. Tôi chỉ vừa tìm ra 10.000 cách để nó không hoạt động." – Thomas A.Edison
HÃY COMMENT CÂU NÓI YÊU THÍCH NHẤT CỦA BẠN VÀ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY VỀ TƯỜNG NHÉ!


#nhthang
#suutam

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG?

 LÀM SAO ĐỂ KHÁCH HÀNG GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG?

Khách hàng giới thiệu khách hàng (referral) là một phương pháp cực kỳ hiệu quả trong bán hàng – bởi giúp kết nối người bán và khách hàng tiềm năng. Theo một kết quả khảo sát của Nielsen, khi được bạn bè giới thiệu – khả năng giao dịch của khách hàng cao hơn bốn lần. Ngoài ra, 92% khách hàng cho rằng họ tin tưởng lời giới thiệu của những người quen biết.
Thông qua referral, khách hàng tiềm năng sẽ tự tin hơn với người bán hàng – và vì thế, giúp cho quá trình ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong thực tế, referral là một trong những cách thức phát triển khách hàng hiệu quả và ít tốn kém nhất.


Nếu không được giới thiệu trước thì người bán hàng là một người xa lạ nên dễ hiểu là khách hàng tiềm năng chưa có bất cứ lý do gì để đặt niềm tin ở bạn. Khi đó, muốn chốt giao dịch thành công – đương nhiên bạn phải vất vả hơn rất nhiều.

Nếu sau khi được phục vụ mà khách hàng vẫn chưa giới thiệu khách hàng tiềm năng cho bạn, hãy đánh giá lại, có thể nguyên do là một hay nhiều trong số dưới đây.

1. Chưa chủ động đề nghị: một số liệu của Dale Carnegie cho hay, khoảng 90% khách hàng hài lòng sẵn sàng giới thiệu những người khác, nhưng vấn đề là chỉ có khoảng 10% những người bán hàng chủ động đề nghị điều đó. Nếu không cho biết rằng bạn có mong muốn phục vụ - thì khách hàng có ít lý do để mang những khách hàng khác đến cho bạn.
2. Trải nghiệm tiêu cực: có thể trước đó khách hàng từng giới thiệu người thân cho bạn nhưng không được phục vụ chu đáo hoặc nhận được phản hồi thiếu tích cực – chắc chắn, khách hàng sẽ không muốn thử một lần nào nữa.
3. Dịch vụ ở mức tạm được: Bạn chưa tạo sự khác biệt để gây ấn tượng cũng như chưa quá xuất sắc để khách hàng ‘phải lòng’. Nếu chỉ bình thường như nhiều người bán hàng khác hẳn khách hàng khó có đủ tự tin nhắc đến tên bạn…
4. Không có động lực: Sau khi giao dịch, khách hàng đạt được những gì họ muốn nên sẽ chẳng mấy để ý đến sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Có thể họ tỏ ra lịch sự khi trao đổi với bạn, nhưng sau đó thì thấy chẳng có lý do gì để giới thiệu ai khác.
Muốn khai thác referral hiệu quả - bạn cần một kế hoạch và nhiều nỗ lực, trong đó quan trọng là sản phẩm hiệu quả và dịch vụ khách hàng xuất sắc là điều kiện cần. Kinh nghiệm thấy rằng yếu tố trọng yếu trong referral là mức độ thân thiết trong mối quan hệ giữa bạn và khách hàng. Nếu bạn đã chân thành xây dựng được mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy – khách hàng sẽ còn hơn cả nhiệt tình trong việc ‘mai mối’ giúp bạn.

Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế.

1. Vượt qua e ngại: cách duy nhất để vượt qua cảm giác lo lắng và ngần ngại là cứ mạnh dạn đề nghị khách hàng. Hãy biết rằng, bạn sẽ chẳng đến nỗi khiến khách hàng mếch lòng khi đề nghị referral – nhưng nếu không, có thể mình đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội gặp khách hàng tiềm năng.
2. Đề nghị một cách cụ thể: Nếu nói một cách chung chung kiểu như "Anh biết ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng thì giới thiệu em nhé!" thì đương nhiên khách hàng sẽ nhận lời nhưng để họ giới thiệu ai đó thì khó đấy. Bạn nên cụ thể hơn về sản phẩm muốn bán, ví dụ: "Tháng này em làm rất tốt, chỉ còn thiếu một thẻ nữa là hoàn thành chỉ tiêu. Từ nay đến cuối tháng chị Hương giới thiệu giúp em một đồng nghiệp mở thẻ nhé. Em cam kết sẽ phục vụ tận tình như cách em đã phục vụ chị Hương lâu nay!"
3. Đúng thời điểm: đừng vội đề nghị referral ngay lần gặp đầu tiên. Trước hết đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của khách hàng. Nếu là thẻ tín dụng, hãy tư vấn khách hàng thật kỹ, giúp hoàn tất thủ tục nhanh chóng. Quan tâm, phục vụ chu đáo cho đến khi khách hàng nhận được thẻ, kích hoạt và quẹt vài lần cho đến khi thanh toán dư nợ thẻ tháng đầu tiên. Khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, khách hàng hoàn toàn hài lòng và uy tín cá nhân được khẳng định – đó là thời điểm bạn nên khéo léo đề nghị referral.
Rất tiếc, trong thực tế nhiều bạn quá sốt sắng ‘khai thác khách hàng’ đến nỗi mới gặp nhau lần đầu đã hỏi mượn điện thoại khách hàng để sao chép danh bạ!
4. Tạo điều kiện cho khách hàng giới thiệu: ví dụ, đừng bao giờ đưa cho khách hàng một danh thiếp – vì đó là ý bạn muốn khách hàng giữ số điện thoại để liên hệ. Hãy đưa nhiều hơn và bao giờ cũng đi kèm với lời đề nghị khéo léo: "Dạ cháu còn chục cái danh thiếp, từ đây đến cuối tuần cô gửi cho người quen trong khu phố giúp cháu nhé!"
5. Quà tặng: thỉnh thoảng cũng nên có những bất ngờ dễ thương dành cho khách hàng để giúp họ nhiệt tình và thường xuyên nhớ đến bạn.
6. Có mục tiêu cụ thể: tránh làm theo kiểu được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Hãy lập mục tiêu chi tiết, ví dụ 1:2 – tức là khai thác được hai khách hàng mới từ một khách hàng hiện hữu. Sau đó, bắt đầu một kế hoạch để thực hiện cho được mục tiêu đề ra.
7. Khai thác chính nguồn khách hàng tiềm năng: ý nói đến nhóm khách hàng chưa giao dịch. Là những người bạn đã từng tiếp thị nhưng vì nhiều lý do nên chưa chốt được. Khách hàng chưa giao dịch nhưng vì ấn tượng với sự chuyên nghiệp và nhiệt tình của bạn nên mỗi khi người thân có nhu cầu họ lại giới thiệu đến bạn.
8. Cập nhật tiến độ thường xuyên: một lưu ý quan trọng là khi được giới thiệu khách hàng tiềm năng, bạn phải chủ động thường xuyên cập nhật tiến độ phục vụ (gặp mặt/tư vấn sản phẩm/đang làm thủ tục/hoàn tất giao dịch…). Đặc biệt, khi phục vụ xong phải thông báo và chân thành cám ơn người giới thiệu – đó là cách nên làm để khuyến khích khách hàng giới thiệu thêm nhiều người khác nữa.
9. Giới thiệu lại khách hàng: còn gì ý nghĩa hơn là tích cực hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách giới thiệu nhiều người khác đến sử dụng sản phẩm dịch vụ. Đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để xây dựng quan hệ khách hàng.
Trong thực tế, hàng ngàn banker đang phục vụ khách hàng – trong đó tỉ lệ không nhỏ là doanh chủ, nhà cung cấp – nhưng ít thấy khi nào các bạn quảng bá sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng của mình, kể cả bằng những cách hoàn toàn miễn phí như qua facebook hay zalo.
10. Khai thác hết tất cả các mối quan hệ: thông thường mỗi một khách hàng có nhiều mối quan hệ, mức độ thân thiết khác nhau tùy đối tượng – tựu trung lại bao gồm:
1) Quan hệ gia đình (anh chị em ruột, người thân…),
2) Quan hệ láng giềng (khu phố, chung cư…),
3) quan hệ đồng nghiệp (cùng tổ chức, bạn hàng, đối tác làm ăn…) và
4) quan hệ xã hội (bạn chơi tennis, thành viên câu lạc bộ …).

Khi có kế hoạch referral, bạn cần quan tâm khai thác hết tất cả những mối quan hệ này. Bất cứ cá nhân nào cũng có những mối quan hệ vừa phong phú vừa đặc biệt – nên một khi ‘thâm nhập’ vào thế giới riêng của mỗi khách hàng, rất có thể bạn sẽ gặp nhiều cơ hội hấp dẫn, bất ngờ không thể đoán trước.
Do vậy, từ bây giờ mỗi khi đến gặp khách hàng - bạn phải xác định đây là cơ hội để bán cho cả công ty, tổ dân phố, thành viên gia đình... Khách hàng tiếp theo sau đó sẽ là đồng nghiệp, người thân gia đình, hàng xóm khu phố, bạn bè đại học, câu lạc bộ tennis, bác sĩ và cả thợ hớt tóc của khách hàng nữa!
Ngoài ra, bên cạnh nguồn referral từ những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm dịch vụ như nói trên – bạn còn có thể khai thác cực kỳ hiệu quả referral từ những người có ảnh hưởng (influencer) – nhóm này rất đa dạng, từ công chức cơ quan quản lý nhà nước đến công an phường, cảnh sát khu vực, cha xứ, sư trụ trì vv… Những người uy tín, có mối quan hệ rộng và có tầm ảnh hưởng đó thường là nguồn tiềm năng cao mà banker nên có kế hoạch tích cực khai thác.

Tác giả: Chuyên gia Trịnh Minh Thảo
Theo Nhịp sống kinh tế

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Giấc mơ mang sức khỏe đến mọi nhà cùng Trà Tâm Lan

 Doanh nhân Võ Thị Lấn – Giấc mơ vì một thương hiệu Việt mang sức khỏe đến cho mọi nhà cùng Trà Tâm Lan

Luôn xuất hiện với gương mặt rạng rỡ, nụ cười hồn hậu, phong thái tự tin đó là tất cả hành trang của bà trong những lần tham gia sự kiện hay đi nhận các giải thưởng lớn nhỏ trong nước và trong cả các chuyến đi công tác nước ngoài. Bà chính là Doanh nhân Võ Thị Lấn – vị Giám đốc Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan – cùng câu chuyện khởi nghiệp đáng nể phục, gầy dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng với giấc mơ mang sức khỏe đến cho mọi người trong từng sản phẩm trà do mình tạo ra.

Điểm bắt đầu không ai ngờ đến…

Đó là điều những người xung quanh Doanh nhân Võ Thị Lấn nghĩ đến đầu tiên khi biết về câu chuyện của bà. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, bà vẫn thường kể đi kể lại câu chuyện ấy hàng chục, hàng trăm lần ở những hội thảo, những buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, ở các diễn đàn kinh tế,… với một niềm say mê như thuở ban đầu. Và niềm say mê đó, khiến bao người bị cuốn theo hành trình li kỳ của bà – một người phụ nữ nông thôn, dù ít chữ, dù đã đến tuổi viên mãn vui vầy bên con cháu lại bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp.


Sinh ra và trưởng thành nơi miền quê nghèo của Tây Ninh trong một gia đình có cha làm nghề thuốc, cuộc đời của cô bé Võ Thị Lấn không hề suôn sẻ. Một tay chăm lo đàn em khi mẹ mất, ngỡ khi lấy chồng sinh con, đã có thể yên ổn một đời. Nào ngờ chồng mất, người phụ nữ ấy một tay chèo chống lấy gia đình với 10 đứa con nheo nhóc. Những cảnh khổ không than thở được cùng ai trở thành sức mạnh giúp người mẹ trẻ dầm mưa dãi nắng lo được cho cả 10 người con ăn học đỗ đạt thành tài.

Khi đã ở bên kia con dốc cuộc đời, tưởng rằng có thể nghỉ ngơi thì bệnh tật từ những năm tháng vất vả ngày trẻ ập xuống. Sức khỏe kiệt quệ đến mức bà phải nằm bệnh viện quanh năm suốt tháng. Nhớ lại những bài thuốc của cha ngày nhỏ, bà tự mình hái, tự sắc thuốc uống và sức khỏe nhờ vậy đã hồi phục trở lại. Có lẽ chính bà cũng không ngờ, đây lại là khởi đầu của một câu chuyện đầy cảm hứng về sau.

Hành trình thử thách

Những bài thuốc bà chia sẻ cho mọi người đem lại sự thay đổi tích cực trong sức khỏe khiến bà nhớ đến người cha từng gắn bó với nghề thuốc ngày xưa. Bà bắt đầu nghĩ lớn hơn về một sản phẩm có thể giúp nâng cao sức khỏe cho người khác. Trà túi lọc Tâm Lan với bốn thảo dược hoàn ngọc, lược vàng, kim ngân hoa, cúc hoa đã ra đời từ một ý niệm giản dị bình thường như thế.


Song đây chỉ là bước đầu tiên của hành trình vạn dặm sau này. Vì gần như không ai trong gia đình chấp nhận ý tưởng này của bà. Họ sợ bà vất vả, sợ những tâm huyết của bà sẽ bị thương trường tàn nhẫn xô ngã. Họ nói: “Sản phẩm mẹ làm nhỏ bé, lại ở tỉnh lẻ, mẹ cũng đã ở tuổi 60, làm sao đủ sức cạnh tranh với thị trường?”.

Ở tuổi của bà, người ta có thể chăm cháu, có thể trồng cây trồng hoa, thưởng thức những thú vui của tuổi già chứ chẳng ai nghĩ đến khởi nghiệp. Đó gần như là một điều không tưởng. Không có chỗ dựa, bà chia sẻ “Lúc đó, động lực duy nhất để tôi thực hiện ý định là niềm tin. Tôi nghĩ sản phẩm của mình được làm bằng những thảo dược đã được khoa học chứng minh công dụng thì không có lý do gì phải lo ngại về chất lượng”.

Niềm tin đó ấy vậy mà lại có sức mạnh lớn lao đến không ngờ. Nó giúp bà vượt qua những dặm đường dài tìm chỗ đứng cho sản phẩm, vực bà qua khỏi sự thất vọng của những cái lắc đầu từ chối. Để khi trà Tâm Lan với những hiệu quả của mình dần dần chinh phục được khách hàng thì những sự cạnh tranh bao vây tứ phía, nhiều lúc ngỡ là đã đẩy bà và sản phẩm bà vất vả tạo ra vào vực thẳm. Thế nhưng bên trong người phụ nữ nhỏ bé này có một sự kiên cường đáng nể. Bà chèo chống cuộc đời của mình thế nào thì bà chèo chống thương hiệu của mình thế ấy. Những người con của bà đã sát cánh bên bà cùng bà vượt qua tất cả.

Trà Tâm Lan – giấc mơ của một người phụ nữ bản lĩnh

Có thể nói Trà Tâm Lan là giấc mơ của Doanh nhân Võ Thị Lấn về một sản phẩm chất lượng mà giá cả phù hợp với tài chính của phần đông mọi người. Trà túi lọc Tâm Lan, được chế biến từ 4 cây thảo dược quý là hoàn ngọc, lược vàng, kim ngân hoa, cúc hoa ngoài công dụng thanh nhiệt giải độc còn giúp nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị khối u (u tử cung, u vú, tiền liệt tuyến …), cao huyết áp, tăng mỡ máu, đường máu và hỗ trợ an thần, tăng sức bền thành mạch.

Đã xác định từ ban đầu, đối với bà, trà Tâm Lan không phải cách để bà kinh doanh làm giàu, không phải là thú vui nhàn nhã mà là giấc mơ mạnh khỏe bà muốn chia sẻ cho nhiều người. Vì vậy giá thành phải ở mức phù hợp với túi tiền của đa số mọi người. Bài toán về giá cả đau đầu như thế đã được người phụ nữ chưa học hết bậc phổ thông, chưa trải qua bất cứ khóa học tài chính nào giải quyết cực kỳ ổn thỏa: chủ động về nguồn nguyên liệu. Đó là lý do của việc trang trại trồng các cây thảo dược, trang trại nuôi bò và trùn quế được ra đời.


Nguồn phân bón cho vườn thảo dược được lấy từ trang trại nuôi bò theo mô hình chăn nuôi tự nhiên. Phân bò được dùng nuôi trùn quế. Sau 7 ngày, trùn quế sẽ cho ra một loại phân tơi nhuyễn có thể bón ngay cho cây. Vì vậy Trà Tâm Lan được tạo ra từ vườn cây thảo dược canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và nhà máy được hoàn thiện, đầu tư đúng chuẩn công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại. Ngày 3/3/2011, tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, sản phẩm Trà Tâm Lan đã tự hào đón nhận kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. “Tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả” của Trà túi lọc Tâm Lan được các giáo sư, tiến sỹ hàng đầu trong lĩnh vực y dược Việt Nam đánh giá cao.

Bà Lấn tâm sự “Sức khỏe là vốn quý nhất của một người, với Trà Tâm Lan đảm bảo 100% thiên nhiên, có nguồn gốc sạch, quy trình chế biến đạt chuẩn thì tôi cam đoan có thể tăng cường sức khỏe cho con người và hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh tật. Tâm Lan cũng là thương hiệu để đời cho con cháu nên tôi nhất định phải làm hết tâm huyết để sản phẩm không chỉ có uy tín mà mỗi khi nhắc đến, người dùng còn có một tình cảm sâu sắc. Tôi hi vọng Trà Tâm Lan sẽ mang sức khỏe đến cho mọi nhà”.

Hiện nay ngoài việc phủ sóng toàn quốc, Trà Tâm Lan đã có mặt ở nhiều thị trường quốc tế. Đó là nhờ những khách hàng thân thiết của thương hiệu mang đi khắp nơi và được các đối tác bên ngoài để ý đến và ngỏ lời hợp tác. Trà Tâm Lan đạt hơn 55 chỉ tiêu của tiêu chuẩn quốc tế.


Cho đi quả ngọt sẽ nhận được trái lành

Trong kinh doanh, nếu như Doanh nhân Võ Thị Lấn được biết đến là người lãnh đạo bản lĩnh, kiên cường thì trong đời sống thường nhật bà được biết tới nhiều với các hoạt động xã hội vì cộng đồng. Bà xây dựng quỹ khuyến học vùng xa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, cưu mang các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, xây tặng nhà tình nghĩa, ủng hộ tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin,… Như bà đã chia sẻ, ở tuổi của bà, bà không kinh doanh để hơn thua với đời mà là để cống hiến. Phần lời trong hoạt động kinh doanh ngoài phần tái đầu tư sản xuất, còn lại bà đều chia sẻ cho cộng đồng những người đang gặp khó khăn.


Bài học “Cho đi và nhận lại” chưa bao giờ phát huy trọn vẹn ý nghĩa như khi gắn nó với câu chuyện của người phụ nữ có tấm lòng vàng này. Cũng có lẽ chẳng có ai dấn thân vào thương trường với suy nghĩ giản dị như thế “Cho đi là nhận lại”. Mà cũng có lẽ vì thế mà bà và Trà Tâm Lan đứng vững qua bao nhiêu sóng gió.

“Đã gắn nghiệp với cây thuốc thì phải có tâm và biết sẻ chia. Vì vậy, những việc tôi làm là xuất phát từ trái tim, từ sự thấm nhuần cái đức của cha và bản thân tôi cũng đã trải qua nghèo khó nên tôi đồng cảm với những người kém may mắn” – lời chia sẻ mộc mạc đó không có mấy người làm được như bà?

Không bao giờ là quá trễ để thực hiện giấc mơ

Điều ấy bà đã nói đi nói lại rất nhiều lần để tiếp sức và động viên thế hệ trẻ đang dấn thân vào bất cứ lĩnh vực gì. Bởi vì đó không phải chỉ là lý thuyết suông, mà đó được đúc kết từ câu chuyện chính cuộc đời Doanh nhân Võ Thị Lấn và sự thành công của thương hiệu Trà Tâm Lan. Chỉ cần có niềm tin vào bản thân, ở bất cứ tuổi nào bạn cũng có thể thực hiện được giấc mơ của mình. Là một doanh nhân bà cũng rút ra được nhiều điều: “Làm kinh doanh cần nhất là phải có chữ tâm và sự tỉnh táo, tinh thần vững vàng. Chữ tâm là để mình tin vào sản phẩm, vào con đường mình đang đi là đúng. Còn tỉnh táo để có sự đối phó, ứng xử phù hợp”.


Nhìn lại hành trình của Trà Tâm Lan, điều người ta nể phục không chỉ là tài năng của một người phụ nữ mà là cái tâm, cái đức, cái sự kiên cường nhẫn nại mà cũng giàu sự yêu thương – những phẩm chất đáng quý của một người phụ nữ, một doanh nhân vẹn toàn có tâm có tầm như Doanh nhân Võ Thị Lấn. Với những gì đạt được con đường của Trà Tâm Lan tin rằng sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa, đem sức khỏe và hạnh phúc đến cho mọi nhà!

Công Ty TNHH MTV Trà Tâm Lan

Địa chỉ: tổ 6 ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Hotline: 02763779779 – 02763722539 – 02763 773 476

Webiste: http://www.tratamlan.com/

Fanpage: Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan (https://www.facebook.com/tratamlan776652)

 

Email đăng ký

Email liên hệ

Email: nhthanglove@gmail.com

Trà Tâm Lan - Mang sức khỏe đến mọi nhà